Khách Nhật sang xem ớt
Trước đây, người dân Khánh Dương đã có truyền thống trồng các loại cây màu xen canh như ớt, khoai tây, hành hoa… Do nhiều nguyên nhân, thu nhập từ những cây trồng này thất thường và vẫn tái diễn được mùa mất giá…
Nông dân xã Khánh Dương, huyện Yên Mô (Ninh Bình) phấn khởi thu hoạch vụ ớt cay xuất khẩu. Ảnh: Đ.H
Nhà tôi trồng 5 sào ớt, đầu vụ tới giờ đã lãi gần 15 triệu đồng rồi. So với các loại cây trồng khác, cây ớt cay này cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn, dễ chăm sóc, nên ai cũng phấn khởi khi tham gia mô hình”. Chị Bùi Thị Thủy, xã Khánh Dương, huyện Yên Mô (Ninh Bình) |
Xác định giống ớt cay là một trong những cây trồng mới phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại địa phương, vụ đông năm 2016, xã Khánh Dương đã đưa vào trồng 11,8ha giống ớt cay số 7. Ngay từ đầu vụ, UBND xã đã phối hợp HTX Liên Dương tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động; cam kết hỗ trợ 50% tiền giống ban đầu và mở các lớp chuyển giao kỹ thuật trồng ớt cho bà con. Toàn xã có 73 hộ tham gia mô hình, trung bình mỗi hộ trồng 4 sào ớt, hộ trồng nhiều lên tới 8 sào. Do thời tiết thuận lợi, người dân áp dụng đúng quy trình chăm sóc nên ớt sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho quả to, mẫu mã đẹp.
Tuy là năm đầu tiên triển khai mô hình, nhưng HTX Liên Dương đã ký kết được hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH ớt Việt Nam tại Hải Dương. Vì được bao tiêu đầu ra nên 100% số hộ trồng ớt đều ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình đưa các chuyên gia người Nhật về kiểm định và đánh giá chất lượng ớt, đàm phán để ớt Khánh Dương có thể xuất khẩu trực tiếp sang Nhật.
Thêm nhiều cây trồng xuất khẩu
Ông Bùi Văn Lương - Giám đốc HTX Liên Dương cho biết: “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một trong những bước ngoặt lớn mà chúng tôi hướng đến. Hiệu quả kinh tế từ các cây trồng có giá trị xuất khẩu sẽ giúp nông dân từng bước ổn định cuộc sống. Sắp tới, không chỉ có ớt mà chúng tôi sẽ quy hoạch và triển khai một số mô hình nữa như trồng khoai lang Nhật hay ngô ngọt…”.
Với ưu thế là thời gian thu hoạch dài, nên từ cuối năm 2016 đến nay ớt cay Khánh Dương cho thu được 6 đợt với tổng sản lượng hơn 170 tấn quả tươi. Toàn bộ số ớt thu hái đã được Công ty TNHH ớt Việt Nam về thu mua ngay đầu bờ. Phần lớn ớt thu hái có chất lượng quả đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Với giá bán từ 5.000-8.000 đồng/kg ớt tươi, trừ chi phí, mỗi sào người trồng lãi 3 triệu đồng/vụ.
Ông Đinh Công Chương, xã Khánh Dương phấn khởi chia sẻ: “Được tập huấn kỹ thuật, được hỗ trợ 50% cây giống, nhà tôi trồng 5 sào ớt. Tính ra đến nay, trừ chi phí, gia đình đã “bỏ túi” hơn 15 triệu đồng. Tôi mong các cấp, ngành, Hội ND vào cuộc nhằm hỗ trợ để mô hình trồng ớt cay xuất khẩu đi vào ổn định chứ không phải chỉ 1-2 vụ rồi thôi…”.
Trồng ớt cay xuất khẩu ở Khánh Dương không chỉ góp phần đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, mà còn góp phần vào việc thay đổi ý thức sản xuất của người dân theo hướng hàng hóa, tuân thủ quy trình, đảm bảo chất lượng nông sản. Đại diện lãnh đạo UBND huyện Yên Mô cho biết, qua tổng kết, đánh giá mô hình trồng ớt cay ở xã Khánh Dương, huyện sẽ xem xét khuyến khích nhân rộng mô hình sang địa bàn các xã khác…
Lê Bích - Đông Hoàng
theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;