Học tập đạo đức HCM

Phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn vải sau thu hoạch

Thứ năm - 30/07/2015 21:49
Mùa thu hoạch vải chính vụ ở các địa phương như Lúc Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) đã kết thúc. Đây cũng cũng chính là lúc bà con nông dân cần tập trung vào cải tạo vườn vải, nhất là áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại để phục vụ cho vụ sau, nhất là đối với những vườn vải xuất khẩu.

Dân Việt xin giới thiệu cùng những nhà làm vườn quy trình phòng trừ sâu bệnh hại do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) hướng dẫn.

Dọn vườn, loại trừ sâu bệnh ngay sau thu hoạch

Nhà trồng hơn 500 gốc vải, anh Trần Văn Nam ở thôn Kép, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, anh đã làm quen dần với việc sản xuất vải thiều sạch theo hướng dẫn của cán bộ BVTV địa phương. Theo anh Nam, do các trà vải thiều năm nay thu hoạch sớm hơn so với năm trước từ 7 - 10 ngày nên việc đốn, tỉa cành sau thu hoạch sẽ sớm hơn. Những cây năm trước đã được đốn, tỉa cành đúng kỹ thuật, bà con dùng dao phát toàn bộ mặt tán, vị trí phát cách vết đốn năm trước từ 8 - 10cm.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn vải sau thu hoạch - 1

Anh Trần Văn Nam chăm sóc vườn vải của gia đình ở thôn Kép, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Cây vải những năm trước chưa được đốn, tỉa hoặc ở cây đã khép tán, có thể đốn sâu vào bề mặt tán để định hình cành mẹ, giảm độ cao của tán, thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch vải vụ sau. Tuy nhiên cũng cần chú ý đốn, tạo tán theo hình mâm xôi, tỉa bỏ những cành mọc xiên, cành sâu bệnh để bảo đảm cây có bộ tán thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

Ông Lê Nhật Thành – Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (Cục BVTV) cho biết: Cây vải ngay sau khi thu hoạch cần được chăm sóc tốt thì mới đảm bảo vụ sau cho năng suất cao và tránh hiện tượng ra quả cách năm. Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu cần thực hiện ngay sau thu hoạch là đốn tỉa cành, bón phân phục hồi và quản lý sâu, bệnh hại để bảo vệ cành lộc. Trong đó, phương pháp cắt tỉa, tạo tán biện pháp kỹ thuật hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng quả vải thiều.

Người làm vườn cũng cần chú ý, sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom quả rụng và những cành vừa đốn đem đốt bỏ để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ sau.

Như vậy, việc đốn, tỉa cành nhằm làm sao vừa giữ cho cây phát triển đều tán, vừa tầm với, dễ chăm sóc và thu hoạch. Công việc này phải được thực hiện ngay sau thu hoạch càng sớm càng tốt và phải thực hiện trước khi cây vải ra lộc với một số thao tác kỹ thuật sau:

Đối với những cây các năm trước đã được đốn tỉa đúng kỹ thuật, dùng dao phát toàn bộ mặt tán, vị trí phát cách vết đốn năm trước khoảng 8 - 10cm. Với những vườn chưa được đốn đau ở năm trước hoặc vườn vải đã khép tán thì tiến hành đốn sâu vào bề mặt tán ở vị trí cành có đường kính từ 1 - 2cm để vừa định hình cành mẹ và giảm độ cao của tán, thuận lợi cho việc chăm sóc sau này.

Sau khi đợt lộc đầu thành thục phải tiến hành tỉa định cành. Thông thường ở mỗi đầu cành mẹ sẽ có từ 5 - 10 cành lộc, tùy theo đường kính cành mẹ và tình hình sinh trưởng của cành lộc mà tỉa để lại số cành lộc cho phù hợp. Với cành có đường kính dưới 1cm thì tại mỗi đầu cành chỉ để lại một cành lộc khỏe nhất; cành có đường kính từ 1 - 2cm thì để hai cành lộc hai bên theo hướng ngạnh trê. Với những cành lộc trong tán nên tỉa thưa hợp lý, không để rậm rạp quá.

Với cây vải khỏe, chăm sóc tốt sẽ ra được 3 đợt lộc, sau khi đợt thứ 3 là lộc thu đã thành thục vào cuối tháng 9 đến tháng 10 tiến hành cắt tỉa thêm 1 lần nữa, loại bỏ những cành tăm, cành gối nhau, cành bệnh, chuẩn bị cho cây vải sang giai đoạn phân hóa mầm hoa.

Sau vụ quả, cây bị tiêu hao nhiều dinh dưỡng do quả lấy đi, do đó cần bón kịp thời để phục hồi dinh dưỡng cho cây. Mặt khác, đợt bón này còn thúc lộc thu phát triển mạnh và sung sức chuẩn bị làm cành quả cho năm sau. Lần bón này rất quan trọng, bón đạm là chủ yếu phối hợp với phân lân và kali, lượng đạm bón bằng 50% lượng đạm cả năm, tương tự lân bằng 50% và ka li bằng 20%.  

Cũng có thể thay thế đạm, lân, kali bằng phân tổng hợp có hàm lượng đạm và lân cao như NPK 16-16-8. Lần bón này nên kết hợp bón thêm phân hữu cơ (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh) để cải tạo đất và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Trong giai đoạn này cây vải thường bị một số đối tượng côn trùng gây hại như nhện lông nhung, sâu đục gân lá, bọ xít, châu chấu  hại lá và lộc non. Khi cành lộc dài từ 5 - 7cm, lá bắt đầu mở tiến hành phun thuốc trừ nhện lông nhung và sâu đục gân lá,... để bảo vệ lớp lộc này. Sử dụng thuốc Regent 80WG, Pegasus 500ND hoặc Sherpa 25EC pha theo chỉ dẫn trên bao bì để phun, phun 2 lần cách nhau 1 tuần đến 10 ngày.

Phòng trừ sâu bệnh mọi lúc mọi nơi

Ngoài biện pháp canh tác diệt sâu ngay sau thu hoạch, Cục BVTV cũng khuyến cáo người trồng vải cần chủ động diệt sâu, phòng trừ bệnh hại vải thiều ở các giai đoạn khác nhau. Bà con cần chia từng giai đoạn phát triển của cây vải để diệt cho hiệu quả như: Giai đoạn sinh trưởng đầu lộc non ở cây trưởng thành thường là thời điểm phát sinh sâu đục cành vải xuất hiện, đó là sâu non hoặc nhộng qua đông dưới lớp vỏ cành hoặc thân cây. Sâu trưởng thành đẻ trứng vào khoảng tháng 6 - 9 vào các kẽ nứt trên thân, cành chính hoặc dưới lớp vỏ nách chạc cành…

Phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn vải sau thu hoạch - 2

Để phòng diệt sâu hiệu quả, an toàn nhất, bà con nên dùng phương pháp thủ công bắt giết xén tóc trước khi chúng đẻ trứng khoảng tháng 6 – 10; phát hiện nơi đẻ trứng, dùng dao nhỏ cạo trứng hoặc sâu non mới nở. Khi phát hiện sớm vết đục dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non hoặc dùng thuốc Padan bơm vào lỗ đục rồi bịt cửa lỗ đảm bảo sâu chết ngay.

Đến giai đoạn ra hoa và hình thành quả, thường xuất hiện bọ xít nâu, sâu đục quả, rệp, ngài chích hút…., trong đó nguy hiểm nhất là bọ xít nâu và sâu đục quả. Riêng với bọ xít bà con diệt vào đầu tháng 3 khi bọ đẻ trứng và cuối tháng 4 khi trứng nở rộ. Lúc này, vào buổi sáng khi lá còn ướt sương, bà con cần rung cây cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt. Ngoài ra, cách ngắt lá có ổ trứng ở mặt dưới để tiêu hủy, hoặc bà con có thể dùng thuốc Regent 5SCW phun 1 lần duy nhất vào giai đoạn sâu đang phát triển.

Đối với sâu đục quả, thời điểm cao điểm nhất rộ sâu từ tháng 4 - 6, bà con cần có biện pháp canh tác, tỉa cành cây tạo sự thông thoáng, vệ sinh vườn hạn chế lộc đông và có thể trực tiếp vặt quả bị sâu đục và nhặt quả rụng đem hủy làm giảm nguồn sâu. Chú ý khi phun thuốc trừ sâu Regent 5SCW vào các đợt cuối tháng 3,4,5 và trước khi thu hoạch 15 ngày theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, BVTV.

“Qua kiểm tra, đánh giá trong vụ sản xuất vải thiều xuất khẩu năm đầu tiên cho thấy người trồng vải đã làm quen dần được với quy trình sản xuất sạch, cũng như việc tuân thủ quy định về sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, không sử dụng các loại thuốc có chứa các hoạt chất mà Hoa Kỳ cấm như: Iprodione, Cypermethrim, Difenoconazole,Carbendazim…”. (Ông Lê Nhật Thành)

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại223,326
  • Tổng lượt truy cập90,286,719
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây