Học tập đạo đức HCM

TTKNGQ: Đánh giá kết quả triển khai các dự án khuyến nông sản xuất giống lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 khu vực phía Nam

Thứ bảy - 09/05/2015 20:52
Ngày 25/4/2015, tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả triển khai các dự án khuyến nông trung ương sản xuất giống lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 tại khu vực phía Nam.
Các đại biểu thăm mô hình sản xuất tổ hợp lai TH3-5 tại Đại Lộc, Quảng Nam

Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Cục Trồng trọt; Đoàn Kiểm toán Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Quảng Nam, Bình Định; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh từ Thiên Huế tới Bình Định, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Cần Thơ và Hậu Giang; các đơn vị, doanh nghiệp tham gia các dự án khuyến nông về sản xuất giống lúa vụ Đông Xuân năm 2014-2015 tham dự Hội nghị.

Sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai thành công ngay trong vụ đầu tiên

Dự án “Duy trì và sản xuất hạt giống bố mẹ của một số tổ hợp lúa lai 2 và 3 dòng có năng suất chất lượng cao” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt thực hiện từ năm 2015-2017 với quy mô 120 ha dòng mẹ, 15 ha dòng bố. Mục tiêu của dự án là hàng năm sản xuất khoảng 60-80 tấn hạt giống dòng mẹ, 15-18 tấn dòng bố đạt tiêu chuẩn của 05 tổ hợp lúa lai hệ hai dòng TH3-3, TH3-4, TH3-5, VL20, VL50 và 06 tổ hợp lúa lai hệ ba dòng: CT16, Nhị ưu 838, Bác ưu 903KBL, LC25, HYT100, HYT108.

Vụ Đông Xuân 2014-2015, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với các đơn vị gồm: Trung tâm Giống Nông Lâm Nghiệp Lào Cai, Công ty CP Nông nghiệp KT cao Hải Phòng, Công ty TNHH Cường Tân, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Công ty TNHH Nam Dương, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương và Công ty CP Giống Cây trồng miền Nam tổ chức sản xuất 48,2 ha các dòng bố, mẹ siêu nguyên chủng tại các tỉnh Cần Thơ, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Nam Định và Hà Nội. Năng suất bình quân các dòng mẹ 2 dòng (TGMS) gồm: 103S và T1S96 đạt 33 tạ/ha; các dòng mẹ 3 dòng (CMS) gồm: 137A, IR58025A, II32A và BoA đạt 18 tạ/ha. Tổng sản lượng các dòng mẹ dự kiến đạt 90 tấn. Năng suất bình quân các dòng bố gồm: R20, R4, R3, R6812, R100, Phúc khôi 838, Quế 99KBL đạt 45-49 tạ/ha. Sản lượng các dòng bố ước đạt 19 tấn. Lượng hạt giống bố mẹ sản xuất đảm bảo cung cấp cho sản xuất khoảng 2.000-2.500 ha sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại Việt Nam.

Bên cạnh thành công trong việc triển khai mô hình sản xuất hạt giống bố mẹ, Dự án đã tổ chức lớp đào tạo chuyên sâu về công nghệ duy trì, sản xuất hạt bố mẹ lúa lai cho 28 cán bộ kỹ thuật của các công ty. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất hạt lai F1 của Việt Nam.

Sản xuất hạt lai F1 vụ Đông Xuân 2014-2015 thằng lợi, tiếp tục khẳng định thương hiệu lúa lai Việt Nam

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, điều kiện thời tiết vụ Đông Xuân 2014-2015 diễn biến bất thường, nhiệt độ trung bình các tháng đầu vụ cao hơn trung bình nhiều năm 2-7oC, hạn hán gay gắt ở miền Trung và Tây Nguyên, nắng nóng bất thường kết hợp với không khí lạnh tăng cường ở phía Bắc gây nhiều khó khăn cho bố trí thời vụ, xử lý kỹ thuật trong sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên địa bàn cả nước. Dự án “Phát triển mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 góp phần tăng tỷ lệ hạt giống sản xuất trong nước” được triển khai trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố trong cả nước. Khu vực phía Nam tập trung tại Cần Thơ, Hậu Giang, Đắk Lắk và Quảng Nam. Vụ Đông Xuân 2014-2015 đã triển khai thực hiện 551 ha trong tổng số 920 ha kế hoạch năm 2015 đạt 59,8% chỉ tiêu diện tích. Tổ chức tập huấn kỹ thuật được 55 lớp với 2.755 người tham gia, đạt 59,8% kế hoạch. Đặc biệt, các diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 ước đạt năng suất bình quân 28 tạ/ha. Sản lượng hạt lai F1 vụ Đông Xuân 2014-2015 dự kiến đạt 1.308,9 tấn, đạt 57% kế hoạch.

 

Các đại biểu thăm mô hình sản xuất tổ hợp lúa lai F1 VL20

Các đơn vị sản xuất hạt lai F1 trong dự án sử dụng nguồn giống bố mẹ sản xuất tại Việt Nam đã tăng lên 60,2%. Tỷ lệ diện tích sản xuất hạt lai F1 phải nhập khẩu hạt giống bố, mẹ từ Trung Quốc còn 37,0% giảm 12,6% so với cùng kỳ. Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: “Việc triển khai thực hiện Dự án sản xuất hạt lai F1 trong nước đã gắn kết rất chặt chẽ và hiệu quả mối liên kết giữa nhà khoa học – nhà nông – doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của sản xuất hạt giống lúa lai F1 giúp tăng thu nhập của người lao động trực tiếp, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp, giúp chủ động nguồn giống, kiểm soát chất lượng, chủ động thời vụ sản xuất và nâng cao vị thế của ngành sản xuất lúa lai F1 của Việt Nam tiến tới chủ động hoàn toàn chuỗi sản xuất lúa lai từ khâu cung cấp nguồn giống bố mẹ, sản xuất hạt lai F1 và sản xuất lúa lai thương phẩm”.

Các đại biểu thăm mô hình sản xuất tổ hợp lúa lai Bác ưu 903KBL

Cung ứng nguồn hạt giống xác nhận, đảm bảo chất lượng hạt giống nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Bên cạnh các dự án về hạt giống lúa lai F1, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thực hiện dự án “Xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ hạt giống xác nhận 1 của một số giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao tại các tỉnh miền Trung”. Dự án đã triển khai sản xuất các giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao gồm: Thiên ưu 8, BC15, TBR-1, HT1, BT7, OM4900, ML48 trên địa bàn 6 tỉnh duyên hải miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, năng suất bình quân đạt 57-80 tạ/ha. Các giống lúa Thiên ưu 8 sản xuất tại Đà Nẵng, BC15 sản xuất tại Bình Định đạt năng suất bình quân 8 tấn/ha, và được đánh giá là các giống rất có triển vọng phù hợp với điều kiên canh tác của của tỉnh Duyên hải miền Trung. Sản phẩm hạt giống xác nhận 1 đạt tiêu chuẩn đã được các doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua toàn bộ, thu nhập tăng thêm của các hộ nông dân tham gia sản xuất hạt giống tăng từ 9 - 12 triệu đồng/ha. Dự kiến sản lượng hạt giống xác nhận 1 đạt 1.500 tấn, và được cung ứng cho các địa phương giúp chủ động về lượng giống tốt có phẩm cấp đưa vào sản xuất đại trà nhằm tăng năng suất, sản lượng và tăng thu nhập cho người sản xuất lúa.

Theo: khuyennongvn.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập574
  • Hôm nay75,517
  • Tháng hiện tại811,627
  • Tổng lượt truy cập93,189,291
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây