Học tập đạo đức HCM

Thành triệu phú từ nghề làm sắt

Thứ bảy - 27/06/2015 05:09
Từ hai bàn tay trắng, bằng ý chí, nghị lực của bản thân, anh Nguyễn Văn Thi và vợ là chị Trần Thị Lý ở xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính quê hương bằng nghề rèn truyền thống từ cha ông để lại.

Chính thức bắt đầu sản xuất kinh doanh từ năm 1997 với mô hình sản xuất nhỏ lẻ tại địa phương, đến nay xưởng nhà anh Thi tạo công ăn việc làm ổn định cho 60 - 70 lao động trong xã.

 

Thanh trieu phu tu nghe lam sat
Anh Nguyễn Văn Thi đang gia công phôi sắt tại cơ sở của gia đình ở xã Lý Nhân,  Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.   Ảnh:  Nga Lê
 
Hầu hết các vật liệu sắt, phôi sắt của gia đình anh đều được thu mua nguyên liệu tại Thạch Thất (Hà Nội) về xưởng và sản xuất ra nhiều các mặt hàng khác nhau như dao, rựa, cuốc, xẻng... không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà có đến 70% được đưa vào Tây Nguyên.

Nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp, gia đình anh gặp vô vàn khó khăn thử thách. “Cả nhà làm, cả bố mẹ cũng giúp đỡ mà cả ngày dư có 100.000 đồng, nhà thì nuôi hai đứa con ăn học, vất vả lắm” - anh Thi kể lại. Từ hai bàn tay trắng, bằng ý chí, nghị lực của bản thân, đến nay gia đình anh chị đã ổn định, cơ ngơi kinh tế vững chắc.

Anh Thi cho biết, thời gian tới anh không chỉ mở rộng, phát triển thêm xưởng mà còn cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ lớn hơn không chỉ giới hạn tại Tây Nguyên. Hiện nay trung bình mỗi năm xưởng rèn của gia đình anh có doanh thu trên dưới 10 tỷ đồng. Sau khi trừ mọi khoản chi phí, gia đình anh thu về 600 - 700 triệu đồng mỗi năm. Ông Nguyễn Văn Đông - Chủ tịch Hội ND xã Lý Nhân nhận xét: “Anh Thi là hội viên trẻ nhưng luôn tích cực đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, là hộ có thu nhập cao nhất, nhì trong xã. Điều đáng nói là anh còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong xã. Đây là tấm gương mà chúng tôi đang tập trung tuyên truyền tới các hội viên khác cùng học tập”.

Bạn đọc Dân Việt muốn trao đổi kinh nghiệm có thể kết nối với anh Thi qua số điện thoại: 0945932492
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay52,937
  • Tháng hiện tại246,622
  • Tổng lượt truy cập87,601,692
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây