Học tập đạo đức HCM

Thay đổi mô hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn

Thứ sáu - 02/03/2018 04:29
Ngày 2/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức khởi động dự án hợp tác nghiên cứu "VIDAPIG - Kháng sinh và sức khoẻ trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam".

Khởi động dự án hợp tác nghiên cứu "VIDAPIG - Kháng sinh và sức khoẻ trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Ảnh: Thành Trung/BNEWS/TTXVN

Dự án được đồng triển khai bởi Đại học Copenhagen (Đan Mạch), Viện Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI). 

Ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng đại diện ILRI khu vực Đông và Đông Nam Á cho biết, dự án sẽ được triển khai tại Bắc Ninh, thời gian thực hiện từ 1/2/2018 đến 31/1/2020. Mục tiêu của dự án nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sức khoẻ thú y và thực hành sử dụng thuốc thú y tại các trang trại chăn nuôi lợn ở Bắc Ninh; Rà soát các hướng dẫn hiện hành về sử dụng kháng sinh; Thiết lập chất lượng và số lượng thuốc kháng sinh dùng trong chăn nuôi lợn. 

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực của địa phương trong giám sát sử dụng kháng sinh, tỷ lệ kháng thuốc và dư lượng kháng sinh ở lợn và sản phẩm thịt lợn; tăng cường sự tương tác của các bên liên quan và các kênh truyền thông để thúc đẩy sức khoẻ động vật, giảm việc sử dụng kháng sinh và giảm sự lan rộng kháng kháng sinh và tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi lợn. 

Dự án sẽ tiến hành nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý sức khoẻ vật nuôi và thực hành sử dụng thuốc thú y tại các trang trại nuôi lợn, để từ đó tạo điều kiện thiết lập cách sử dụng thuốc kháng sinh một cách cẩn trọng và khoa học. 

Nghiên cứu của Dự án sẽ được điều phối bởi Giáo sư Anders Dalsgaard (Đại học Copenhagen). Giáo sư Anders Dalsgaard cho biết: "Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của Dự án mới ở chỗ nó tập trung nghiên cứu dẫn đến các giải pháp và thay đổi mô hình sử dụng thuốc kháng sinh và giảm nhẹ kháng sinh, trong khi đó các phương pháp nghiên cứu truyền thống chỉ tập trung vào giám sát việc sử dụng kháng sinh và tính kháng thuốc". 

Dự án hợp tác nghiên cứu VIDAPIG được Bộ Ngoại giao Đan Mạch tài trợ thông qua Cơ chế Hợp tác Chiến lược và phù hợp với "Hợp tác ngành Chiến lược về An toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn" giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Môi trường và Thực phẩm Đan Mạch./.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập450
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm427
  • Hôm nay27,547
  • Tháng hiện tại154,109
  • Tổng lượt truy cập85,061,145
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây