Học tập đạo đức HCM

Tình hình sâu bệnh trên cây trồng có diễn biến xấu

Thứ ba - 30/10/2012 22:04
Theo Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong tháng 10, tổng diện tích cây trồng bị nhiễm các loại sâu bệnh là 372,6 nghìn ha. Trong đó, diện tích bị nhiễm nặng 31,9 nghìn ha, diện tích bị mất trắng hoàn toàn là 40ha.

Lúa bị nhiễm bệnh rầy nâu (Ảnh: agroviet.gov.vn)

Cụ thể, sâu bệnh trên cây lúa phát triển mạnh và có nhiều diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là bệnh rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ với tổng diện tích nhiễm lên tới 43 nghìn ha; nhiễm nặng gần 7 nghìn ha; mất trắng 1,2 ha. Trong đó, diện tích nhiễm trên lúa hè thu – mùa là gần 36 nghìn ha; nặng gần 7 nghìn ha; mất trắng 1,2 ha phân bố tại vùng Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; miền Trung; diện tích nhiễm trên lúa Thu Đông – Mùa tại Nam bộ là 7.279 ha.

Bên cạnh đó, sâu đục thân 2 chấm cũng phát triển tương đối nhiều. Tổng diện tích nhiễm 42,5 nghìn ha, nặng 3.210 ha; mất trắng 2,28 ha; trong đó, diện tích nhiễm chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc Bộ (cao hơn nhiều so cùng kỳ năm trước).

Đặc biệt, bệnh khô vằn gây hại chủ yếu tại các vùng trên cả nước với tổng diện tích nhiễm 178,5 nghìn ha, nơi nhiễm nặng lên tới hơn 19 nghìn ha; mất trắng 0,2 ha. Trong đó, trên vụ Hè Thu – Mùa diện tích nhiễm 174,5 nghìn ha; nặng 19.209,2 ha; mất trắng 0,2 ha phân bố tại Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; miền Trung; trên vụ Thu Đông – Mùa tại Nam Bộ diện tích nhiễm 3.926 ha.

Ngoài các đối tượng gây hại chính trên lúa nêu trên còn có chuột, ốc bươu vàng, bệnh đen lép hạt, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện khắp các vùng trong cả nước. Thống kê sơ bộ của Cục bảo vệ Thực vật, diện tích do chuột hại trên 8 ngàn ha, ốc bươu vàng 15,5 nghìn ha; bệnh đen lép hạt nhiễm gần 9 ngàn ha...

Trước tình hình sâu bệnh có diễn biến theo chiều hướng phức tạp, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nông dân áp dụng một số biện pháp phòng trừ như thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời và có biện pháp phòng trừ hiệu quả các đối tượng sâu bệnh, không để bùng phát thành dịch; bón phân NPK đảm bảo tỷ lệ cân đối; tập trung làm cỏ sục bùn giúp cho cây lúa khoẻ, tăng khả năng đề kháng sâu bệnh.

Nguồn: cpv.org.vn

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm217
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại974,775
  • Tổng lượt truy cập92,148,504
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây