Học tập đạo đức HCM

Triển vọng từ máy cấy lúa

Thứ ba - 02/01/2018 08:26
Trong các vụ lúa đông xuân và hè thu năm 2017, ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh phối hợp với ngành chức năng và các doanh nghiệp bao tiêu lúa đưa máy cấy xuống ruộng tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện thay cho phương pháp sạ thưa hoặc cấy bằng thủ công. Đây được xem là tín hiệu vui trong việc cơ giới hóa sản xuất lúa, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân...

 


Nông dân Vĩnh Thạnh sử dụng máy cấy lúa trong sản xuất.
Nông dân Vĩnh Thạnh sử dụng máy cấy lúa trong sản xuất.

 

 

Ông Lâm Thanh, Phó Trưởng trạm Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Ứng dụng cấy lúa bằng máy giúp nông dân xuống giống nhanh chóng. Thực tế cho thấy, áp dụng cấy máy trên đồng ruộng sẽ giảm lượng giống đáng kể. Nếu cấy bằng máy chỉ cần từ 65 – 80kg giống cho 1ha. Còn theo tập quán, để xuống giống 1ha, nông dân phải chuẩn bị từ 150 – 200kg lúa giống. Như vậy, áp dụng phương pháp cấy máy giảm được phân nửa lượng lúa giống, tiết giảm được một khoản chi phí ngay đầu vụ. Mỗi máy có thể cấy từ 1,5 – 2 ha/ngày. Ông Nguyễn Cao Khải ở xã Thạnh An, cho biết: “Cấy lúa bằng máy, mình còn có thêm thời gian để chuẩn bị đất kỹ hơn trong thời gian làm mạ (khoảng 12 ngày) và chủ động xử lý ốc bươu vàng, cỏ dại. Hơn nữa, cấy bằng máy cây lúa đứng nên thời gian cho nước vào ruộng sớm, giúp cây lúa nhanh phục hồi và mau bén rễ hơn so với cấy bằng thủ công”.

Theo ông Liêu Thanh, Phó Trưởng trạm Trạm Trồng trọt và BVTV huyện, áp dụng phương pháp cấy máy, mật độ giữa các bụi lúa vừa phải (mỗi hàng cách nhau 25cm), tạo độ thông thoáng. Từ đó, cây lúa không phải cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng nên phát triển khỏe mạnh. Bà con cũng không cần bón nhiều phân, phun nhiều thuốc BVTV mà sâu bệnh, dịch hại cũng hạn chế phát sinh. Đây là một trong những tiêu chí để thực hiện tốt quy trình “1 phải, 5 giảm” trong sản xuất, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng lúa hàng hóa.

Để giúp nông dân tiếp cận và phổ biến công nghệ cấy lúa bằng máy, Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ phối hợp với huyện Vĩnh Thạnh tổ chức hội thảo về việc ứng dụng máy cấy trong sản xuất lúa – giảm lượng giống gieo sạ. Tham gia hội thảo, nông dân được tìm hiểu những dòng máy cấy có thể áp dụng trên điều kiện đồng ruộng ở TP Cần Thơ và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, đồng thời được tận mắt chứng kiến chiếc máy này làm việc trên đồng ruộng. Anh Nguyễn Ngọc Huấn ở xã Thạnh Lợi cho biết: Trong sản xuất hiện nay, tiết kiệm chi phí là một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Việc ứng dụng máy cấy trong khâu gieo sạ không chỉ tiết kiệm được lượng lúa giống, giải phóng sức lao động, mà còn đảm bảo cho việc xuống giống trong thời gian ngắn, phù hợp áp dụng cho các cánh đồng lớn, Tổ hợp tác… Ông Nguyễn Văn Thành ở thị trấn Thạnh An, bày tỏ: Việc đưa máy cấy xuống ruộng thay cho phương pháp sạ thưa và cấy bằng thủ công rất phù hợp với nguyện vọng của nông dân trong điều kiện lao động nông nghiệp ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, để áp dụng phổ biến nhà sản xuất cần nghiên cứu hoàn thiện các tính năng để máy có thể hoạt động tốt trên mọi cánh đồng, nhất là đối với vùng đất lung nhiều bùn nhão.

Bài, ảnh: Minh Hải/baocantho.covnvn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập783
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm781
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại782,919
  • Tổng lượt truy cập93,160,583
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây