Học tập đạo đức HCM

Trồng đậu Côve trong vụ Đông và vụ Xuân

Thứ năm - 02/02/2012 23:30
Để góp phần giúp bà con nông dân phát triển sản xuất rau trong vụ đông và vụ xuân, xin giới thiệu 1 số giống đang được ưa chuộng hiện nay và kỹ thuật trồng cây đậu Côve leo
1. Giống:
          - Côve leo §ài loan: Nhập từ §ài loan do Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam chọn lọc. Giống có khả năng chống bệnh tốt, chịu nóng khá, thích ứng rộng. Sau khi trồng 50-55 ngày bắt đầu cho thu hoạch quả, quả thẳng dài 16-17cm, màu xanh nhạt, phẩm chất ngon.
          - Giống Côve Thái: Đặc tính tương tự như giống trên, quả màu xanh, dài 14-16cm, chất lượng ngon, trồng được quanh năm.
          - Giống Côve Nhật: Hạt nâu vàng, hoa trắng quả dài màu xanh nhạt, phẩm chất ngon rất được ưa chuộng thích hợp cho vụ đông và vụ xuân.
2. Kỹ thuật sản xuất:
a) Thời vụ:   Vụ đông : 15/10-15/11
                    Vụ xuân: 20/1-15/2
b) Làm đất và gieo hạt:
          Đậu Côve leo trồng được trên nhiều loại đất, pHkcl thích hợp 5,5-6 nếu nhỏ hơn 5,5 cần phải bón vôi. Lưu ý trong vụ đông, vụ đông xuân cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, nơi đất thấp cần lên luống cao để trồng.
Lên luống để trồng theo hàng đơn để làm giàn theo kiểu chử A hoặc chữ X. Khoảng cách hốc-hốc 20-25cm, mỗi hốc để 2-3 cây.
Nếu gieo 2 hàng trên luống, thì  luống rộng 1m, hàng-hàng 60-65cm, cây cách cây 15 cm, có thể gieo theo hốc( 3hạt/hốc) cách nhau 25-30cm, sau khi cây mọc tỉa định cây  chỉ để lại 2 cây/hốc.  
c) Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha :
                   Phân chuồng:       15-20 tấn
                   Đạm URê:            180-200kg
                   Lân supe :            300-400kg
                   Kali:                     160-180kg
                   Vôi bột:                300-500kg
Cách bón: Phân chuồng, lân, vôi bón lót toàn bộ trước khi gieo hạt.
          - Thúc 1: Khi cây có 2-3 lá thật
          - Thúc 2: Trước khi  cắm  giàn( Cây có 5-6 lá thật)
          - Thúc 3: Khi cây ra quả rộ ( sau hái lứa thứ 2)
Mỗi lần thúc bón 1/3 lượng đạm và1/3 lượng ka li.
e) Chăm sóc
          - Cần giữ ẩm tốt ở các thời kỳ giai đoạn cây con (Từ khi mọc đến 5-6 lá thật), thời kỳ ra hoa phát triển quả  đặc biệt đối với vụ đông cần phải tiêu nước khi mưa to tránh ngập úng.
          - Cắm giàn: Khi thân leo vươn cao cần phải cắm giàn (Choải) ngay , lượng choải cần cho việc làm giàn là 42.000- 44.000 cây.
          - Làm cỏ: Xới xáo làm cỏ cùng với các đợt bón thúc cây; khi cây 2-3 lá thật xới phá váng, khi cây 5-6 lá thật xới xáo và vun gốc ( trước khi cắm giàn)
f) Phòng trừ sâu bệnh :
          Vụ đông, vụ xuân thời tiết tỉnh ta thường ẩm, mưa phùn nhiều nên có nhiều loài sâu, bệnh  gây hại. Một số loại cần lưu ý như sau;
          - Dòi đục thân: gây hại từ khi mới mọc đến giai đoạn ra hoa. Con trưởng thành là ruồi có màu đen bóng, kích thước rất nhỏ (dài 2-3mm) xuất hiện vào buổi sáng để đẻ trứng sau đó trứng nở thành dòi đục thân, cành chui vào làm chết cành  hoặc chết cả cả cây.
          Giai đoạn cây con cần phun thuốc sớm khi cây vừa xoè 2 lá sò, thời kỳ sinh trưởng thường bị dòi đục lá.
           Có thể dùng các loại thuốc sau để phun: Sherpa 25EC; Regent 800WG, Sumithion50EC theo hướng dẫn.
          -Sâu đục quả : Hại tất cả các mùa vụ, cần phun thuốc ngay khi cây ra hoa. Có thể dùng Sherpa 25EC;Sumicidin 20EC để phun thời gian cách ly 5 ngày. Cần hái hết những quả đạt tiêu chuẩn trước khi phun thuốc.
          - Bệnh héo chết cây do nấm: Chủ yếu gây hại thời kỳ cây con làm gốc thân cây tóp lại, héo và chết.
          Phòng trừ: Phát hiện sớm và xử lý bằng các loại thuốc trừ nấm như Anvil5SC, Daconil 200SC… theo hướng dẫn.
          Ngoài ra đậu côve còn bị các loại sâu hại  như: Bệnh gỉ sắt, thối đen quả. Có thể dùng Anvil5Sc Score 250ND, Bayleton25EC để phun.
3. Thu hoạch :
          Thu khi quả non mới kết hạt. Chú ý không được làm ảnh hưởng tới quả lứa sau, tránh làm dập nát. Không nên rửa nước trước khi bảo quản , vận chuyển.
Nguyệt Cường
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 26 trong 8 đánh giá

3.3 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập578
  • Hôm nay73,087
  • Tháng hiện tại732,414
  • Tổng lượt truy cập93,110,078
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây