Học tập đạo đức HCM

Trồng mía lưu gốc - làm chơi ăn thật

Thứ bảy - 06/08/2016 21:28
Thời gian qua, bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất mía, nhiều nông hộ trồng mía ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) còn áp dụng kỹ thuật trồng mía lưu gốc, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích canh tác.

Năm 2012, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hậu Giang đã triển khai xây dựng dự án tu bổ nâng cấp đê bao vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp nhằm bảo vệ hơn 6.000ha mía, giúp người dân chủ động bơm thoát nước khi có lũ, nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng mía.

 trong mia luu goc - lam choi an that hinh anh 1

Ông Thiết chăm sóc diện tích mía lưu gốc của gia đình. Ảnh: Thanh Duy

Gắn bó với cây mía gần nửa đời người, nhưng mãi đến vụ mía năm 2015 thấy đê bao kiên cố, không làm ngập diện tích mía, ông Phạm Hoàng Thiết ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu mới mạnh dạn áp dụng lưu gốc giống mía K 88 - 95 trên diện tích 2,5ha của gia đình. Theo dự đoán của ông Thiết, ruộng mía lưu gốc năm nay sẽ cho năng suất cao hơn so với hình thức trồng mới, do mía lưu gốc thường mọc thành bụi, số cây trong hàng nhiều hơn hình thức mía trồng mới.

“Mấy năm trước khi chưa có đê bao, đến mùa lũ thường gây ngập trên diện rộng. Nhưng từ khi có đê bao, gia đình tôi không lo mía bị ngập nữa. Tuy chưa thu hoạch, nhưng nhìn quá trình phát triển của cây mía cũng thấy phấn khởi. Bụi nào cũng có 2 - 3 cây, trong khi mía trồng theo hình thức xuống giống, mỗi bụi chỉ có 1 cây”.

 trong mia luu goc - lam choi an that hinh anh 2

Được biết, dù mới là năm đầu tiên áp dụng kỹ thuật trồng mía lưu gốc, nhưng nông dân Phụng Hiệp đã lưu gốc được 574ha. Bà con cho biết, trồng mía lưu gốc giảm khoảng 40% chi phí đầu tư (tương đương 3 triệu đồng/công), bởi tiết kiệm được tiền mua mía giống, tiền đào học, nhân công trồng mía... 

Ông Trần văn Tuấn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp cho biết: “Trồng mía lưu gốc có nhiều cái lợi. Với nông dân, trồng mía theo hình thức này sẽ tiết giảm chi phí đầu tư, với các nhà máy đường, hình thức này cũng góp phần rải vụ, không bị động trong khâu thu hoạch”.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập543
  • Hôm nay73,904
  • Tháng hiện tại810,014
  • Tổng lượt truy cập93,187,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây