Học tập đạo đức HCM

Trung Quốc ngưng mua, nông dân miền Tây lao đao ôm rắn

Thứ hai - 02/02/2015 03:51
Đang ở giá trên dưới 1 triệu đồng/kg, rắn hổ hèo rớt xuống 250.000 đồng/kg khiến nhiều nông dân khóc ròng. Nguyên nhân là thương lái ngưng thu mua xuất bán sang Trung Quốc.

Ngồi trong căn nhà nóng bức với vẻ mặt rầu rĩ vì 240 con rắn hổ hèo cả năm nay không bán được, ông Trần Văn Hoàng ở ấp Tây Bình, huyện Thoại Sơn, An Giang cho biết hơn 3 năm nay chưa từng thấy giá rắn giảm mạnh như bây giờ. Giá rớt mạnh nhưng nông dân muốn bán cũng không dễ, vì không tìm ra thương lái thu mua.

Cách đây khoảng 2 năm, rắn giống (rắn con) được ông Hoàng bán với mức giá 250.000 đồng/con, rắn thương phẩm trên 1 triệu đồng/kg (loại 1,2 kg/con). Thời điểm đó cũng được xem là thời kỳ “vàng son”, nên không chỉ ông Hoàng mà rất nhiều hộ nuôi phấn khởi vô cùng, vì giá bán cao mà loại rắn này lại dễ nuôi. Tuy nhiên, niềm vui của người nuôi rắn hổ hèo dần khép lại, khi sau một năm rắn giống rớt xuống chỉ còn 100.000 đồng/con, rắn thịt còn 720.000 đồng/kg, và hiện tại chỉ có 50.000 đồng/con rắn con, 250.000 đồng/kg rắn thịt.

Giá rắn hổ hèo giảm mạnh nhưng thời điểm này người nuôi muốn bán cũng không phải dễ.

Theo ông Hoàng, trước đây nuôi rắn với số lượng ít thì người nuôi có thể bỏ công đi kiếm mồi, nhưng giờ đàn rắn tăng lên, không còn cách nào khác là người nuôi phải mua thức ăn. Ếch, nhái, món ăn chính cho rắn trước đây chỉ 20.000-25.000 đồng/kg, giờ đã lên 30.000-40.000 đồng/kg, trong khi rắn lớn, nhu cầu thức ăn tăng hàng ngày nhưng cứ nuôi mãi không bán được.

Là một trong những gia đình thuộc diện nghèo ở địa phương, năm 2012, anh Dương Hoài Nhã ở ấp Tây Bình được chính quyền hỗ trợ 4 triệu đồng phát triển kinh tế gia đình, anh đã đóng chuồng và mua rắn giống về nuôi. Sau một năm, anh bán được 50 con rắn giống với giá 200.000 đồng/con, 50 trứng với giá 100.000 đồng/trứng. Thấy hiệu quả tốt nên anh dùng tiền bán rắn để tiếp tục tăng đàn. Tuy nhiên, gần một năm nay, khi đàn rắn của anh đã đạt trọng lượng bán thịt và rắn giống thì không có thương lái đến hỏi mua nữa. Anh Nhã rầu rĩ cho biết, giá rớt thảm nhưng bây giờ muốn bán rẻ cũng không dễ.

"Đàn rắn 150 con của tôi hiện không bán được con nào, kể cả trứng. Mặc dù nhiều lần tìm thương lái để bán, nhưng không ai mua, người chịu mua thì chỉ đồng ý mức giá 250.000 đồng/kg", anh Nhã cho biết.

Trước đây, rắn thương phẩm loại từ 3 đến 5 kg/con được bán với giá hơn 1 triệu đồng/kg nay giảm xuống còn 400.000 đồng/kg nhưng thương lái rất hạn chế mua.

Theo các hộ nuôi rắn, để đạt trọng lượng trên 3 kg/con, hộ nuôi phải bỏ thời gian chăm sóc từ 2,5-3 năm. Chi phí để nuôi 1 kg rắn hổ hèo không dưới 500.000 đồng, nhưng rắn càng lớn lượng thức ăn càng nhiều, nên nếu đến thời điểm bán mà phải neo lại thì chi phí càng tăng mạnh. Đối với loại rắn 3-5 kg/con, phải bán với mức giá 700.000 đồng/kg người nuôi mới có lãi.

Trưởng ấp Tây Bình, xã Thoại Sơn cho biết, mới năm trước, riêng ấp này đã gần chục hộ nuôi rắn, nhưng hiện tại chỉ còn lại vài người, do loài này đang bí đầu ra và rớt giá mạnh.

Giá rắn rớt mạnh được cho là do không xuất được sang thị trường Trung Quốc.

Ông Đặng Thành Trung, Chủ tịch Hội nông dân xã Thoại Giang cho biết, toàn xã có hơn 30 hộ nuôi rắn hổ hèo. Hiện giá của loài này đang đứng ở mức thấp và rất khó tìm đầu ra. Nguyên nhân chính, theo chia sẻ của ông Trung, là trước đây, loài rắn này được thương lái gom mua, xuất bán rất mạnh sang Trung Quốc nên cung không đủ cầu, giá liên tục tăng khiến nông dân ồ ạt thả nuôi. Song thời gian gần đây, thương lái không gom rắn xuất sang thị trường này nữa, dẫn đến tình trạng giá giảm không phanh.

Cũng theo ông Trung, gần 2 năm nay, lượng rắn nuôi trong dân quá nhiều, không những trong xã này mà cả tỉnh An Giang và nhiều tỉnh miền Tây, nơi đâu cũng nuôi rắn, dẫn đến cung vượt cầu.

Được biết, xã Thoại Giang thuộc huyện Thoại Sơn là khu vực nuôi rắn hổ hèo nhiều nhất tỉnh An Giang. Trước đây, thị trường tiêu thụ mạnh nên giá thu mua luôn ở mức cao, nhiều hộ “hốt bạc”, còn hiện tại không ít người lâm cảnh lao đao khi bán rắn không đủ trả chi phí. Điều đáng nói hơn chi phí đầu tư ngày một tăng cao mà thương lái lại “mất tăm”

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập458
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm434
  • Hôm nay27,740
  • Tháng hiện tại154,302
  • Tổng lượt truy cập85,061,338
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây