Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng khoa học trong bảo quản, chế biến nông sản - thực phẩm

Thứ hai - 30/06/2014 04:04
Khoa học và công nghệ ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với từng gia đình.

Nông dân, ngư dân, những người vốn không quen với các phương tiện hiện đại cũng ngày càng cảm nhận rõ sức ép của việc thiếu kiến thức khoa học, công nghệ và việc chưa tiếp cận được các quy trình chế biến, bảo quản tiên tiến dẫn đến chất lượng, giá trị nông sản thấp và họ thường xuyên phải lo lắng về đầu ra cho các sản phẩm của mình mỗi khi đến mùa thu hoạch.

 

Những ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương hiện vẫn băn khoăn, trăn trở bởi cá ngừ đại dương khi họ đánh bắt lên rất tươi ngon nhưng khi bán giá chỉ bằng 1/3 đến 1/4 so với giá cá ngừ cùng loại của Nhật Bản do chưa có công nghệ, cách bảo quản thích hợp. 

 

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân cho rằng, điều này xuất phát từ một thực tế là các cơ sở sản xuất kinh doanh, thậm chí các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có các tàu dịch vụ để giúp ngư dân bảo quản sơ bộ cá ngừ ngay sau khi đánh bắt, trong khi thời gian đi từ đại dương về tới đất liền mất rất nhiều ngày. Nếu bảo quản bằng những phương pháp cổ điển thì khi về đến bờ, con cá đã bị giảm chất lượng nhiều.

 

Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định Bộ KH-CN đã quan tâm đến vấn đề này từ lâu. Cách đây 2 năm, bộ đã tiếp nhận 1 công nghệ do Đại sứ quán Việt Nam và đại diện của bộ tại Nhật Bản làm đầu mối chuyển giao. Đó là công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương cũng như các loại thủy hải sản khác trong thời gian lâu dài mà vẫn giữ nguyên được chất lượng như khi mới đánh bắt. Hiện công nghệ này đã thí nghiệm thành công với cá ngừ, tôm sú và một vài loại nông sản khác, nhưng để áp dụng được thì còn phải tiếp tục nhận chuyển giao công nghệ từ phía Nhật Bản. 

 

Trước mắt, bộ hợp tác với tỉnh Phú Yên, sẽ xây dựng 1 nhà máy bảo quản cá ngừ cho ngư dân ở Phú Yên và Bình Định. Tuy nhiên, để thực hiện được công nghệ này, bà con phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ trong việc bảo quản sơ bộ để quá trình từ khi đánh bắt xong cho đến khi đưa về nhà máy chế biến rút ngắn hơn, nếu không khi về đến nhà máy, tiếp cận được công nghệ chế biến hiện đại thì sản phẩm đã bị hỏng.

 

Liên quan đến công nghệ chế biến tỏi trắng thành tỏi đen, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết việc chế biến tỏi trắng thành tỏi đen có thể làm gia tăng giá trị sản phẩm lên gấp 100 lần. Tỏi đen được dùng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; đòi hỏi công nghệ chế biến hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn. Ngay từ khi trồng, người nông dân phải tuân theo 1 quy trình khoa học để bảo đảm chất lượng; sử dụng giống, thuốc bảo vệ thực vật an toàn... Hiện nay, Học viện Quân y đã làm chủ công nghệ chế biến này và sẵn sàng chuyển giao nếu bà con có nhu cầu.

 

Cùng chung những băn khoăn về công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch hiện nay, nông dân các vùng trồng vải cho rằng, trên thị trường Nhật Bản quả vải có giá bán tới vài trăm nghìn đồng trong khi tại các vườn vải, bà con đang bán với giá từ 7.000-8.000 đồng/kg. Nhưng nếu không bán như vậy thì không có cách nào bảo quản quả vải. 

 

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết cách đây 3 năm, Bộ KH-CN đã hỗ trợ cụm vải thiều Lục Ngạn xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cây vải và nhờ vậy giá bán của vải thiều Lục Ngạn đã cao hơn nhiều so với trước đây. Nông dân đã bớt phải bán đổ bán tháo khi vào mùa chín rộ. Tuy vậy, đây cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn. Về lâu dài, bộ vẫn mong muốn có công nghệ bảo quản, chế biến. Năm 2013, bộ đã có chương trình hợp tác với Nhật Bản về bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, trị giá gần 1 triệu USD, đó là công nghệ CAS (hệ thống tế bào còn sống) của Nhật Bản để sử dụng trong bảo quản những sản phẩm hải sản, nông sản hàng hóa xuất khẩu.

 

Hiện trong lĩnh vực bảo quản hải sản, nông sản, CAS là công nghệ hiện đại nhất, với nguyên lý kết hợp giữa từ trường và đông lạnh nhanh. Hải sản và trái cây được bảo quản bằng công nghệ CAS sẽ giữ được chất lượng, độ thơm ngon như vừa mới thu hoạch, mặc dù thời gian lưu trữ có thể 1 hay nhiều năm, tùy đối tượng. Đây là công nghệ đã được áp dụng rất hiệu quả tại nhiều doanh nghiệp chế biến và kinh doanh hải sản, nông sản, thịt gia súc, gia cầm và thực phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ KH-CN đã đầu tư, giai đoạn 1 là nhập khẩu công nghệ, làm chủ công nghệ và thí nghiệm thành công với quả vải, tôm sú và cá ngừ.

 

Đối với quả vải, bộ đang đàm phán với phía Nhật Bản để thâm nhập vào thị trường này. Nếu 1 loại quả muốn vào được thị trường các nước phát triển thì phải qua rất nhiều công đoạn. “Theo quy trình hiện nay, chúng ta phải thí điểm đưa cho họ 1 sản phẩm mẫu. Sau khi họ chấp nhận, họ thấy rằng có khả năng tiêu thụ, lúc đó chúng ta mới ký được hợp đồng. Nhưng ngay cả khi họ đã chấp nhận thì việc đưa 1 sản phẩm vào 1 quốc gia có những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe như Nhật Bản và các nước châu Âu cũng là vấn đề không dễ dàng. Chắc chắn người nông dân khu vực trồng vải của chúng ta phải tổ chức sản xuất lại, phải gieo trồng, chăm bón, thu hoạch theo quy trình trước mắt là VietGap, còn về lâu dài là những tiêu chuẩn quốc tế (Global Gap). Khi đó, quả vải mới có được chất lượng đồng nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay.

 

Bộ trưởng Nguyễn Quân hy vọng năm tới sẽ xuất khẩu được mặt hàng vải quả sang Nhật Bản. Tuần tới, container đầu tiên với 10 tấn quả vải từ Lục Ngạn sẽ lên đường sang Nhật Bản, nếu được thị trường này chấp nhận thì sẽ giúp nông dân tiêu thụ quả vải tốt hơn.

 

Theo TTXVN, Vietnam+

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập506
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm505
  • Hôm nay73,873
  • Tháng hiện tại733,200
  • Tổng lượt truy cập93,110,864
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây