Học tập đạo đức HCM

Vấn đề cốt lõi đối với những cây trồng chịu hạn có thể ở trong lá cây

Thứ bảy - 02/09/2017 00:33
Lớp sáp ở lá (sáp lá) đóng vai trò hoạt động tương đương như 'son dưỡng môi' cho cây trồng, nhằm bảo vệ chúng từ những tác hại của khô hạn.

Một nghiên cứu mới cho thấy một giải pháp giúp những nông dân trồng cây ở vùng khô hạn hoặc những nơi có những đợt hạn hán kéo dài có thể phụ thuộc vào công tác chọn tạo giống và canh tác trồng cây để bảo vệ chúng thông qua một lớp sáp lá dày hơn.

Sarah Feakins, một nhà khoa học tại USC (Đại học Nam California) đã nghiên cứu lớp sáp lá trong bối cảnh biến đổi khí hậu, gần đây đã hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Đại học A & M, Texas, để nghiên cứu và phát triển cây trồng chịu hạn. Trong quá trình thử nghiệm với việc trồng cây lúa mì mùa đông, là một loại cây trồng được thu hoạch dùng cho việc sản xuất men bánh mì và các sản phẩm khác, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các giống cây trồng ở vùng cao và khô của Texas tạo ra sáp bảo vệ trên lá của chúng như là một biện pháp để bảo vệ chính bản thân chống lại những điều kiện khắc nghiệt.

Các kết quả tương đồng như những gì các nhà khoa học đã tìm thấy trong lá trong các hệ sinh thái tự nhiên là Những loài này tồn tại trong vùng khí hậu khô thì có nồng độ sáp cao hơn.

"Bảo tồn nguồn nước phụ thuộc vào sự đổi mới, và trong trường hợp này, chúng tôi đang hy vọng tìm ra một giải pháp bằng cách xác định các đặc tính quan trọng trong cây lương thực này, có thể cho phép loại cây lúa mì có thể chịu được hạn hán và vẫn sản xuất năng suất nhiều để thu hoạch", Feakins  đã nhận định, ông cũng là đồng tác giả của nghiên cứu và phó giáo sư về khoa học trái đất tại Đại học Văn học và Nghệ thuật Dornsife, Nam California.

Điều kiện khô so với điều kiện ẩm ướt thường xuyên

Feakins, người đã nghiên cứu lịch sử khí hậu của trái đất, thông qua việc địa hóa học của lớp sáp trong trầm tích cho rằng tất cả các cây trồng sản xuất lớp sáp giúp lá của chúng đẩy lùi nước và che chắn cây trồng từ côn trùng và các yếu tố khác.

Feakins cho biết nghiên cứu gần đây nhất đánh dấu lần đầu tiên cô ấy đã áp dụng kỹ thuật, chuyên môn của mình vào sản xuất nông nghiệp. Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Mỹ thì Hoa Kỳ hiện là nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu trên thế giới. Lúa mì mùa đông chủ yếu được trồng để phục vụ sản xuất các sản phẩm bánh mì và các thành phần, chẳng hạn như bột mì đa năng.

Đối với Nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã trồng những ô thử nghiệm lúa mì mùa đông ở hai vùng khác nhau của Texas: đồng bằng cao của Amarillo và một khu vực trồng trọt được gọi là Winter Garden, Uvalde.

Tại mỗi địa điểm, các nhà khoa học đã trồng 10 giống, hoặc giống cây trồng của lúa mì mùa đông mà được nhận tưới tiêu thường xuyên và 10 giống khác nhận được nước tưới ít hơn từ 13% đến 25% nước tưới. Nhóm nghiên cứu đã so sánh lớp sáp lá của tất cả các ố thí nghiệm để đánh giá tính chịu hạn của chúng.

Ô thử nghiệm nhận được lượng nước tưới ít hơn 25% trong Winter Garden cuối cùng đã nhận lượng nước tưới giảm 13% do lượng nước mưa lớn hơn so với dự kiến. Nhưng một ô thí nghiệm tương tự được trồng với lượng nước tưới ít hơn 25% ở khu vực khô cằn nhất như Amarillo, đã tạo ra hơn parafin 50% (sáp) trên lá của nó so với các giống khác trong tất cả các ô thử nghiệm khác, mà có thể cho phép cây chịu được những điều kiện khô.

"Chúng tôi thấy một sự ảnh hưởng mạnh mẽ ở những địa điểm có vị trí cao hơn và khô hơn", Feakins đã nhận xét: "Chúng tôi nhận thấy các cây thích ứng với môi trường của chúng và để bảo vệ lá của chúng tốt hơn, cho phép chúng phản ứng tốt hơn để cắt giảm nước tưới".

Lượng nước hữu hiệu thấp hơn đã được theo dõi thông qua các đồng vị cacbon trong lá cây và trong lớp sáp của chúng, những dụng cụ này có thể được sử dụng để tái dựng thời tiết của quá khứ từ sáp cổ xưa trong các trầm tích.

Feakins cho biết: "Đây là một phần trong nỗ lực để chọn tạo giống cây trồng mà chống chịu hạn hơn. Trên thế giới ngày nay, khi trái đất ấm lên đang làm giảm lượng nước hữu hiệu/sẵn có mà chúng sẽ có nhiều nhu cầu hơn đối với cây trồng mà chịu được hạn hán”.

Feakins nói rằng nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục quan tâm, xem xét loại cây lúa mì được trồng của họ để cung cấp khả năng phục hồi tốt nhất và có thể tạo ra năng suất cao với lượng nước tưới hoặc lượng mưa thấp.

Các tác giả khác của nghiên cứu này là dẫn đầu đồng tác giả chính Xiuwei Liu, Xuejun Dong (cũng là tác giả bài báo), Qingwu Xue, Thomas Marek, Daniel I. Leskovar, Clark B. Neely và Amir M. H. Ibrahim, tất cả làm việc tại trường đại học A & M, Texac.

Nguồn: http://iasvn.org

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,622
  • Tổng lượt truy cập90,291,015
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây