Học tập đạo đức HCM

Chủ trì họp trực tuyến ứng với bão số 9, Thủ tướng yêu cầu dừng các cuộc họp không cần thiết

Thứ hai - 26/10/2020 02:37
Sáng 26/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc họp trực tuyến để chỉ đạo các địa phương ứng phó với "siêu bão" Molave (bão số 9). Cơn bão này dự báo di chuyển nhanh, cường độ mạnh (cấp 12,13) và phạm vi ảnh hưởng rộng từ Nam Nghệ An tới Khánh Hòa từ chiều 27/10, gây mưa, dông và gió giật mạnh cấp 10-11 trên vùng đất liền.

Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định, các dự báo quốc tế đang dự kiến cơn bão Molave (bão số 9) mạnh cấp 13,14 trên biển Đông, khi đi vào bờ mạnh cấp 12.

Thủ tướng: - Ảnh 1.

. Sáng 26/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc họp trực tuyến để chỉ đạo các địa phương ứng phó với cơn bão Molave (bão số 9).

Theo ông Khiêm, khác với cơn bão số 8 đi lệch phía Bắc, gặp thời điểm có khối không khí khô, lạnh nên cường độ bão đã giảm. Cơn bão Molave đi thấp xuống phía Nam, không có khối không khí lạnh, khô nên nhiều khả năng sẽ giữ cường độ cao khi đổ bộ vào đất liền.

"Cơn bão số 9 mạnh cấp 13,14 và khi vào ven bờ mạnh cấp 10-11 với phạm vi ảnh hưởng rộng từ Nam Nghệ An đến Khánh Hòa. Dự báo, do tác động của bão số 9, từ chiều 27/10 các vùng biển ven bờ sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp về gió giật mạnh" - ông Khiêm nói.

Dự kiến, bão Molave sẽ trực tiếp đổ bộ vào đất liền và gây mưa lớn từ 200-400mm cho các tỉnh từ Nam Nghệ An đến Khánh Hòa. Riêng các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên mưa có thể kéo dài đến ngày 30-31/10, với lượng mưa từ 500-700mm.

Tại khu vực Tây Nguyên lượng mưa từ 100-150mm, nhưng cần chú ý tới gió giật cấp 8,9. Cùng với gió mạnh, mưa lớn, ông Khiêm cũng cảnh báo các địa phương, người dân chú ý ứng phó với sóng cao trên khu vực biển Đông là 8-10m, tại vùng ven bờ các tỉnh Quảng Bình, Phú Yên... là 4-6m, kèm theo nước biển dâng cao đến 1m. 

"Sóng, nước dân và khi bão vào khu vực giữa Nam Trung bộ, đê biển Phú Yên khá nguy hiểm" - ông Khiêm lưu ý. Cùng với đó, ông cũng cảnh bảo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này rất lớn.

Ông Khiêm lưu ý, sau khi bão đi vào sâu thì còn có hoạt động của không khí lạnh phối hợp với hoàn lưu bão tạo vùng hội tụ, do đó, tình hình mưa ở Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có thể kéo dài đến ngày 30-31/10; với tổng lượng mưa từ 500-700mm. Với kịch bản mưa như trên, các sông từ Nghệ An đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum xuất hiện đợt lũ mới, mực nước một số sông lên báo động 3.

Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai cho biết: Nếu theo đúng kịch bản dự báo, cơn bão số 9 sẽ rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng. Do đó, 7 tỉnh dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng của bão sẽ phải di dời hơn 1,2 triệu người. Số tàu thuyền hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão là khoảng 65.000 chiếc, trong đó mới thông báo được 45.000 tàu thuyền.

"Cơn bão này dự báo sẽ rất mạnh, do đó, chúng ta phải có phương án chủ động ứng phó. Cương quyết không cho người dân quay lại lồng bè khi chưa có ý kiến của chính quyền địa phương. Phải đảm bảo an toàn cho người dân ở trên các đảo, kể cả khách du lịch" - ông Hoài nói.

Nói về ứng phó bão số 9, Thiếu tướng Doãn Thái Đức, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho hay, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận triển khai các lực lượng, phương tiện phòng chống bão với 368.902 lượt người, 3.562 phương tiện. 

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm công điện ứng phó bão số 9, duy trì nghiêm công tác trực, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ để kịp thời cảnh báo và triển khai phương tiện ứng phó…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hiện nhiều tỉnh, thành phố đang trong giai đoạn "lũ chồng lũ", "bão chồng bão", nhất là các tỉnh miền Trung. Đối với cơn bão số 9, dự báo có thể đổ bộ vào nước ta ngày 28/10, Thủ tướng chỉ rõ, phải bảo đảm an toàn cho người dân, cả trên tàu, trên lồng bè. 

"Vì bảo vệ tài sản mà các chủ lồng bè vẫn cố tình để người lao động ở lại, do đó, nếu xảy ra thiệt hại về người thì phải xử lý hình sự chủ lồng bè. Tàu thuyền vào nơi neo đậu phải sắp xếp, chằng chống cho hợp lý, an toàn, tránh việc vào khu neo đậu rồi mà vẫn bị thiệt hại do va đập", Thủ tướng lưu ý.

Để ứng phó với bão số 9, Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị chuyên trách, Tổng cục Phòng chống thiên tai phải phối hợp, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm công điện của Chính phủ về ứng phó với bão, khắc phục hậu quả thiên tai.

"Chúng ta không được mất chủ quan, nếu bão có vào thì cũng đỡ thiệt hại, bão không vào thì cũng rút ra được kinh nghiệm trong công tác ứng phó. Nếu đúng như dự báo, thì cơn bão số 9 sẽ rất mạnh, tiềm ẩn thiệt hại rất lớn, các địa phương cần chủ động ứng phó với tinh thần cao nhất", Thủ tướng nói.

Thủ tướng đề nghị ưu tiên số 1 là phải đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ở tất cả các khu vực, từ trên biển với hoạt động tàu thuyền, nuôi trồng thủy hải sản. Các địa phương cần khẩn trương thông báo, kêu gọi tàu thuyền biết để vào nơi tránh trú bão an toàn; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực lồng bè khi bão vào.

Đối với khu vực đất liền, Thủ tướng đề nghị các địa phương lên phương án sơ tán dân cho phù hợp. Thủ tướng dẫn bài học từ việc sạt lở núi ở Quảng Trị làm 22 người tử vong, vị trí sạt có thể kéo dài hơn 1km, do đó, các địa phương cần tính toán kỹ lưỡng di dân đến khu vực thực sự an toàn.

Thủ tướng đề nghị các địa phương được dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng của bão không tổ chức các cuộc họp, trừ các cuộc họp đặc biệt quan trọng. Những địa phương này cần tập trung cho ứng phó với bão lũ, sẵn sàng lực lượng và phương tiện để cứu hộ, cứu nạn.

Thủ tướng giao Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phải cử lực lượng hỗ trợ người dân ứng phó với mưa bão, thậm chí có thể phải triển khai xe tăng, trực thăng để cứu dân gặp nạn.

Theo Khương Lực/danviet.vn
https://danviet.vn/chu-tri-hop-truc-tuyen-ung-voi-bao-so-9-thu-tuong-yeu-cau-dung-cac-cuoc-hop-khong-can-thiet-20201026112249159.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay70,327
  • Tháng hiện tại901,054
  • Tổng lượt truy cập92,074,783
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây