Học tập đạo đức HCM

Cổ phiếu ngành thủy sản giảm tốc trước làn sóng Covid-19 thứ 2

Thứ hai - 06/07/2020 10:42
Thời gian qua, nhóm cổ phiếu thủy sản ghi nhận mức hồi phục khá tích cực nhờ các tín hiệu khả quan như Việt Nam khống chế dịch tốt, EVFTA mở “cánh cửa” cho ngành thủy sản vào EU. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu,… đã phá vỡ mọi nỗ lực của nhóm này.
Cổ phiếu ngành thủy sản giảm tốc trước làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 - Ảnh 1.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Ảnh: IT)

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua, cổ phiếu MPC của "vua tôm" Minh Phú (Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú), đóng cửa ở mức giá 26.200 đồng/CP. Mức này giảm so với giá 28.000 - 29.000 đồng/CP ở thời điểm những ngày trung tuần tháng 6 - thời điểm làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 2 bùng phát mạnh trở lại ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu.

Không nằm ngoài xu thế giảm tốc, hàng loạt các mã cổ phiếu ngành thủy sản khác cũng giảm mạnh, chẳng hạn: Cổ phiếu VHC (Công ty CP Vĩnh Hoàn) cũng đóng cửa phiên cuối tuần ở mức giá 36.200 đồng/CP, giảm mạnh từ vùng giá 38.250 đồng/CP hồi trung tuần tháng 6; Cổ phiếu ANV (Công ty CP Nam Việt) cũng đóng cửa ở mức giá 16.900 đồng/CP, giảm mạnh từ vùng giá 18.650 đồng/CP; Cổ phiếu FMC (Công ty CP Thực phẩm Sao Ta) cũng đóng cửa ở mức 26.300 đồng/CP, giảm mạnh từ vùng giá 30.800 đồng/CP…

Quý 1 ảm đạm của nhiều DN thủy sản

Có thể thấy, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nhóm cổ phiếu thủy sản trong quý đầu năm 2020, khi tình hình xuất khẩu của các DN thủy sản đều sụt giảm mạnh.

Chẳng hạn tại Minh Phú, giá trị xuất khẩu quý 1 chỉ đạt 64,9 triệu USD, giảm tới 23% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, "ông lớn" Vĩnh Hoàn cũng chỉ đạt giá trị xuất khẩu 56,9 triệu USD, giảm khoảng 13% so với cùng kỳ.

Một loạt các DN thủy sản khác cũng sụt giảm giảm mạnh về giá trị xuất khẩu trong quý 1 do tác động của dịch Covid-19, như: Thực phẩm Sao Ta đạt 25,3 triệu USD (giảm 17%); Công ty CP Nam Việt đạt 18,9 triệu USD (giảm 39%); Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I đạt 16,8 triệu USD (giảm 39%); Thủy sản Hùng Vương đạt 5 triệu USD (giảm 35%); Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang đạt 4,5 triệu USD (giảm 56%).

Cổ phiếu ngành thủy sản giảm tốc trước làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 - Ảnh 2.

Chế biến cá tra tại một DN thủy sản (Ảnh: IT)

Sau một quý "chật vật" vì Covid-19, tình hình xuất khẩu thủy sản đã có dấu hiệu khởi sắc khi nhu cầu tiêu thụ hậu dịch Covid-19 dần hồi phục ở các thị trường xuất khẩu chính, đặc biệt là Trung Quốc đã mở cửa trở lại, khiến cho nhóm cổ phiếu ngành thủy sản nổi sóng trở lại những ngày đầu tháng 6.

 Tuy nhiên, niềm vui "chẳng tày gang" khi đến trung tuần tháng 6, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu,… bùng phát trở lại, đã phá vỡ mọi nỗ lực của nhóm cổ phiếu ngành thủy sản.

Vì thế, không ngạc nhiên khi khá nhiều các DN ngành thủy sản buộc phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong năm 2020.

Tại Vĩnh Hoàn, trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, DN đưa ra 2 kịch bản lợi nhuận cho năm 2020, lần lượt là 1.063 tỷ đồng và 800 tỷ đồng, giảm tương ứng 9,8% và 32,1% so với thực hiện năm 2019. Hai kịch bản này được đưa ra trong bối cảnh, kết quả kinh doanh quý I của Vĩnh Hoàn đạt khá thấp với lợi nhuận 152,1 tỷ đồng, mới hoàn thành tương ứng 14,3% và 19% các kế hoạch đề ra.

Với Công ty CP Nam Việt, năm 2020, DN đặt kế hoạch doanh thu 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận 200 tỷ đồng, lần lượt giảm 33,1% và 71,6% so với thực hiện năm 2019. Hay với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia, DN công bố kế hoạch năm 2020 với doanh thu 7.145 tỷ đồng, lợi nhuận 160 tỷ đồng, cũng lần lượt giảm 7,6% và 50,9% so với thực hiện năm 2019.

Còn tại Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, DN đặt kế hoạch doanh thu năm 2020 là 15.206 tỷ đồng, giảm 10,5% so với thực hiện năm 2019, nhưng lợi nhuận tăng tới 105,8%, đạt 915 tỷ đồng.

Khó khăn vẫn hiện hữu

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 đang diễn ra tại các thị trường lớn và cũng là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu… dự báo tiếp tục sẽ ảnh hưởng mạnh đến ngành thủy sản Việt Nam trong quý 3 này. Nguyên nhân là vì hầu hết các DN thủy sản Việt Nam đều đang phụ thuộc rất lớn vào các thị trường Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 đang diễn ra, sức tiêu thụ của những thị trường này được cho là sẽ giảm mạnh trong thời gian tới.

Cụ thể, với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I , trong năm qua, thị trường xuất khẩu chính của DN này là Trung Quốc chiếm tới 45,19% doanh thu, Mexico (19%), Hồng Kông (8,97%), Ấn Độ (4,44%)… Vì vậy, khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 bùng phát tại Trung Quốc, chắc chắn việc xuất khẩu vào thị trường này sẽ gặp khó khăn không nhỏ.

Trong khi đó, "ông lớn" Vĩnh Hoàn trong năm 2019 cũng có tổng doanh thu các mặt hàng cá tra phần lớn phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, thị trường Mỹ chiếm 54% cơ cấu doanh thu, Trung Quốc 20%, Anh 5%, Canada 3%, Bỉ 3%, Úc 2%, Hà Lan 2%…, vì thế, nhiều rủi ro khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 bùng phát trở lại cũng khó tránh khỏi.

Còn với "vua tôm" Minh Phú, năm 2019, DN này xuất khẩu đạt 643,71 triệu USD, trong đó thị trường Mỹ chiếm 38,21%, Nhật (20,6%), châu Âu (11,25%), Canada (9,75%)… Vì thế, việc thay đổi thị trường xuất khẩu để tránh dịch Covid-19 có lẽ cũng không dễ với Minh Phú trong một sớm, một chiều…

Tất nhiên, không thể không nói đến những điểm sáng trong quý 3 với nhóm ngành thủy sản, đó là khi EVFTA có hiệu lực (dự kiến tháng 7). Theo đó, khi EVFTA có hiệu lực, 50% số sản phẩm thủy sản sẽ được lập tức giảm thuế nhập khẩu về 0%, 50% còn lại sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình từ 3 - 7 năm.

Hiện nay, EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới. Hàng năm, khu vực này nhập khẩu gần 9,3 triệu tấn với kim ngạch khoảng 50 tỷ EUR các sản phẩm thủy hải sản. EU cũng đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 1,25 tỷ USD, chiếm khoảng 15% xuất khẩu thủy sản của cả nước. Vì thế, EVFTA có hiệu lực thì thuế nhập khẩu giảm sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, kỳ vọng từ EVFTA cũng sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi dịch Covid-19 được khống chế….

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập829
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại747,404
  • Tổng lượt truy cập93,125,068
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây