Cử tri phát biểu sôi nổi, thẳng thắn
Tại buổi tiếp xúc cử tri, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Giang thông tin về kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, sau 19 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm, Quốc hội đã thông qua 10 luật, 21 nghị quyết; cho ý kiến vào 6 dự án luật; quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.
Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn 2021 - 2030. Đây là quyết sách đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; thể hiện mạnh mẽ quan điểm "đưa miền núi tiến kịp miền xuôi", tạo cơ hội mới để vùng đồng bào DTTS phát huy nội lực, phát triển toàn diện, bền vững; ...
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri trên địa bàn xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc đề nghị trong thời gian tới, Trung ương, tỉnh và huyện Mèo Vạc cần tiếp tục quan tâm, đầu tư, cơ sở hạ tầng cho nhân dân như điện lưới sinh hoạt, đường giao thông và trụ sở thôn.
Cử tri Hờ Mí Của (ở thôn Hà Chế, xã Sủng Trà) cho biết, hiện ở thôn có 8 hộ sống ở vùng sâu, đường đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc sản xuất, duy trì cuộc sống. Chính vì thế, bà con ở đây rất mong địa phương sớm hỗ trợ máy móc, xi măng để người dân chủ động làm đường để phát triển kinh tế.
Cùng với đó, cử tri Của cũng kiến nghị Nhà nước sớm giao rừng để nhân dân thôn Hà Chế yên tâm bảo vệ rừng và để bà con có thêm tiền, khoản thu nhập, lợi ích từ rừng mang lại.
Bên cạnh đó là các kiến nghị về hỗ trợ vốn sản xuất, chăn nuôi, xây dựng thêm hồ chứa nước, tăng cường quản lý, nâng cấp chất lượng đường nông thôn mới gắn với duy tu, bảo dưỡng, cấm xe trọng tải lớn đi vào. Quan tâm giải quyết việc làm cho lao động địa phương sau khi đi học về, nâng phụ cấp cho cán bộ thôn bản.
Đặc biệt, cử tri Mua Mí Và (ở xã Sùng Trà) kiến nghị đoàn ĐBQH và tỉnh Hà Giang cần tham mưu cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm có khoản hỗ trợ vốn vay cao từ 300 - 500 triệu đồng không lãi suất cho các sinh viên, thanh niên trẻ người dân tộc học xong không xin được việc để có vốn lập nghiệp, phát triển kinh tế tại vùng sâu, vùng xa, vừa nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững vùng biên giới của Tổ quốc.
Giải quyết nhiều vấn đề "nóng"
Tại buổi tiếp xúc, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, đồng chí Thào Xuân Sùng trân trọng tiếp thu các ý kiến của cử tri và sẽ chuyển tới các bộ, ngành liên quan để trả lời, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.
Các kiến nghị của các đại biểu cử tri hôm nay rất thực tế, cần thiết. Là ĐBQH của tỉnh, sắp tới chúng tôi sẽ kiến nghị lên Quốc hội, Chính phủ tiếp tục bổ sung, xây dựng thêm các hồ chứa nước tại 4 huyện núi đá của tỉnh và lắp đặt thêm các trạm phát sóng phục vụ bà con thông tin thuận lợi hơn".
Đồng chí Thào Xuân Sùng
Là huyện vùng sâu, vùng xa vùng biên giới của Tổ quốc, Mèo Vạc có điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn, diện tích đất sản xuất rất thấp (đất chiếm 28%, còn lại là núi đá). Tuy nhiên, bằng sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của cán bộ, chính quyền và nhân dân, đến nay, bộ mặt nông thôn, kinh tế nông nghiệp của Mèo Vạc đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
"Dù diện tích chủ yếu là núi đá nhưng bà con các xã của Mèo Vạc đã biết cách biến thách thức, khó khăn thành cơ hội phát triển sản xuất, chăn nuôi. Bằng chứng là đến nay huyện có đàn bò lớn nhất cả nước, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều còn chưa đến 50%. Đây thực sự là thành tích rất cao, mong trong thời gian tới, bà con sẽ tiếp tục vượt khó, vươn lên có thu nhập cao hơn" - người đứng đầu Hội NDVN khẳng định.
Để lo sinh kế lâu dài cho người dân vùng đồng bào DTTS, đồng chí Thào Xuân Sùng yêu cầu tỉnh Hà Giang và huyện Mèo Vạc cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ vốn, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghiệp vào sản xuất lúa, ngô và chăn nuôi trâu, bò, dê đạt hiệu quả cao hơn.
Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, nhiều thắng cảnh, khu du lịch nổi tiếng như Công viên đá địa chất toàn cầu ở Đồng Văn, hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng chí Thào Xuân Sùng đề nghị tỉnh cần có tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển du lịch một cách bài bản, đa dạng hơn nữa, nâng cao chất lượng phụ vụ, thu hút thêm nhiều khách đến thăm quan hơn.
"Đầu tư các dịch vụ đi kèm với hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng nhưng chúng ta cũng phải cân bằng, giữ vững nguyên bản tự nhiên của các thắng cảnh, nhất là núi đá. Bên cạnh đó, tại các làng văn hóa, khu nghỉ dưỡng cộng đồng, bà con cần mở thêm dịch vụ cho khách được trực tiếp trải nghiệm sản xuất, hoạt động chăn nuôi của người dân để tăng thêm nguồn thu của đồng bào"- đồng chí Thào Xuân Sùng gợi ý.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã