Học tập đạo đức HCM

Covid-19 tại TP.HCM: Thực phẩm, hàng hóa dồi dào, người dân phải đeo khẩu trang khi đi chợ, siêu thị

Thứ sáu - 04/12/2020 08:04
Các chợ, siêu thị tại TP.HCM không còn cảnh chen chúc, giành nhau mua thực phẩm, gạo, mì gói như hai đợt dịch trước. Tiểu thương, doanh nghiệp khẳng định hàng hóa vẫn dồi dào, giá ổn định. Người dân khi đi mua sắm phải đeo khẩu trang phòng Covid-19.

Sau khi TP.HCM xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới, ghi nhận của Dân Việt cho thấy tại TP.HCM không còn cảnh người dân kéo nhau đi mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu như hai làn sóng dịch trước. Thay vào đó, hoạt động mua sắm hàng hóa, thực phẩm trên địa bàn vẫn diễn ra bình thường.

Chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) sáng 4/12 nhộn nhịp, đông đúc người mua và người bán. Các tiểu thương cho biết sức mua vài ngày qua không biến động mạnh như hồi tháng 3, tháng 4. Nếu như giai đoạn Covid-19 đầu tiên trước khi giãn cách xã hội, các đại lý, tiệm tạp hóa phải hoạt động hết công suất, mỗi khách mua vài bao gạo, vài thùng mì gói dự trữ, hiện tượng này nay đã không còn.

Covid-19 tại TP.HCM: Thực phẩm, hàng hóa dồi dào, người dân phải đeo khẩu trang khi đi chợ, siêu thị - Ảnh 1.

Người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm, phòng Covid-19. Ảnh: Hồng Phúc

Bà Lan (tiểu thương tại chợ) cho biết người dân không quá lo lắng như hai đợt dịch trước nên không có cảnh ùn ùn đi mua. "Vài ngày qua, thành phố chưa có ca nhiễm mới nên tiểu thương chúng tôi và khách hàng tin tưởng TP sẽ vượt qua đợt dịch này. Dù vậy, chúng tôi cũng không chủ quan, người bán, người mua đều đeo khẩu trang", bà Lan nói.

Không chỉ tại khu chợ này, các chợ khác trên địa bàn như chợ Đa Kao, Tân Định, Nguyễn Văn Trỗi,… hàng hóa vẫn dồi dào và không có hiện tượng đổ xô đi mua sắm. Các chợ cũng tăng cường phát loa yêu cầu người dân đeo khẩu trang, ghi nhận cho thấy hầu hết đều chấp hành nghiêm chỉnh.

Tại các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại cũng không có cảnh "vét" quầy hàng thực phẩm, gạo, mì gói. Tại Co.opmart Rạch Miễu (quận Phú Nhuận), hoạt động mua sắm vẫn bình thường. Điểm khác biệt duy nhất là tất cả khách mua sắm đều chủ động đeo khẩu trang phòng Covid-19.

"Các địa điểm mà bệnh nhân Covid-19 từng ghé qua theo tôi biết là tập trung tại quận 6, 10, 11, nên tính ra khu vực này vẫn an toàn, nhưng bây giờ ra đường là phải đeo khẩu trang hết. Tôi cũng không mua nhiều, thực phẩm đủ dùng 1-2 ngày thôi. Nếu dịch diễn biến phức tạp, siêu thị có dịch vụ giao tận nhà mà nên tôi không lo lắng", chị Lệ (trú quận Phú Nhuận) cho hay.
 

Đại diện Saigon Co.op cho biết tại các siêu thị Co.opmart tại khu vực quận 6, sức mua mặt hàng nước uống đóng chai, gạo, dầu ăn và thực phẩm khô, mì gói tăng nhẹ, vì đây là khu vực có ca nhiễm Covid-19. Ngoài ra, quận xung quanh như Bình Tân cũng ghi nhận sức mua tăng nhẹ do tâm lý. Một số siêu thị khác như Co.opmart Văn Thánh, Rạch Miễu, Co.opXtra Vạn Hạnh, các mặt hàng phòng, chống dịch như khẩu trang y tế, khẩu trang vải sát khuẩn, gel rửa tay, được nhiều người tiêu dùng chọn mua.

Tại các siêu thị như Aeon, Lotte Mart, Big C, mặt hàng phòng dịch cũng tăng nhẹ. Các hệ thống này cho biết nguồn cung đảm bảo dồi dào, giá cả ổn định, một số mặt hàng còn được khuyến mãi, giảm giá. Các siêu thị cũng đang "kích hoạt" hệ thống phòng dịch. Như tại siêu thị Aeon, ngay lối vào cửa, khách được sát khuẩn tay, đo thân nhiệt và bắt buộc phải đeo khẩu trang.

Ngay sau khi TP.HCM có ca nhiễm Covid-19, Sở Công Thương TP đã yêu cầu các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tăng cường phòng, chống dịch. Cụ thể, Sở đề nghị các đơn vị thực hiện việc tổng vệ sinh, phun thuốc diệt khuẩn, trang bị nước rửa tay kháng khuẩn tại nơi ra vào, cửa thang máy. Đồng thời, các đơn vị phải vận động và thường xuyên nhắc nhở tiểu thương, thương nhân và khách hàng đeo khẩu trang trong lúc mua sắm.

Theo Hồng Phúc/danviet.vn
https://danviet.vn/covid-19-tai-tphcm-thuc-pham-hang-hoa-doi-dao-nguoi-dan-phai-deo-khau-trang-khi-di-cho-sieu-thi-20201204134616048.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay24,030
  • Tháng hiện tại76,030
  • Tổng lượt truy cập92,453,694
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây