Học tập đạo đức HCM

Hai bài học chỉ đạo sản xuất

Thứ sáu - 04/12/2020 08:19
Báo Nông nghiệp Việt Nam luôn luôn thông tin, tuyên truyền những điều mới mẻ phục vụ sản xuất cho nông dân.
Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn thăm ngô lai ở Lạc Thủy, Hòa Bình.

Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn thăm ngô lai ở Lạc Thủy, Hòa Bình.

Tôi là một cộng tác viên thường xuyên của tờ báo và luôn coi việc đọc báo, viết báo là công việc hàng ngày của mình.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày ra số báo đầu tiên, tôi ghi lại hai bài học của mình trong hoạt động chỉ đạo sản xuất.

Một là, cập nhật những kết quả nghiên cứu, ứng dụng, tiếp biến tiến bộ kỹ thuật (TBKT) và khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất phù hợp với điều kiện ở các vùng kinh tế sinh thái nước ta. Từ nhiều kênh, trong đó có Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học của tự nhiên. Bài học thành công là chúng ta làm đúng quy luật đó và quy luật kinh tế, quy luật thị trường.

Câu chuyện được bắt đầu từ năm 1980, khi tôi thi đỗ nghiên cứu sinh khóa 2 của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và thầy hướng dẫn là GS Đào Thế Tuấn và GS Nguyễn Văn Luật ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam với đề tài “Ứng dụng phương pháp mô hình hóa để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất ở cấp tỉnh, cấp huyện”. GS Tuấn nói với tôi rằng, “thực chất của hiện đại hóa, công nghiệp hóa là phát triển kỹ thuật (Technical) và phát triển công nghệ (Technology)”.

Trước năm 1988, nông nghiệp nước ta áp dụng cơ chế quản lý cũ, bị thiếu đói phải nhập khẩu lương thực hàng năm hàng triệu tấn. Cái đói nghèo vùng Bắc bộ và khi đó là cả nước bị ám ảnh như đi vào cả ca dao: “Ba đời áo mặc cơm ăn, ba đời chỉ đánh mỗi vần ấm no”.

Ngay sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05/04/1988 về tự do hóa sản xuất, nông nghiệp khởi sắc ngay tức thì, nhảy vọt từ thiếu đói sang thừa để năm 1989 bắt đầu xuất khẩu gạo. Từ đó đến năm 2020, chúng ta đã đạt được những kỳ tích được thế giới công nhận về xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, xuất khẩu và xây dựng nông thôn mới.

Sau chính sách, KHCN được coi là nguyên nhân thứ hai tạo ra những thành tựu đó. Đó là quy trình sản xuất thâm canh tăng vụ được xác định là phương hướng chủ yếu hơn 40 năm bao gồm: Áp dụng giống mới; phân bón và thức ăn công nghiệp đầy đủ và cân đối; canh tác theo lịch thời vụ và né sâu bệnh; tưới tiêu kết hợp nông lộ phơi; chuyển đổi mùa vụ sản xuất; hoạt động bảo vệ thực vật, thú y chặt chẽ…

Có thể lấy ví dụ dẫn chứng kết quả về áp dụng KHCN trong sản xuất lúa: Năm 1945, nước ta đạt 5 triệu tấn thóc; năm 1975 đạt 10 triệu tấn (gấp 2 lần); năm 1988 đạt 18 triệu tấn; năm 2020 đạt 45 triệu tấn (gấp 9 lần); xuất khẩu 31 năm khoảng 150 triệu tấn gạo, thu về hơn 50 tỷ USD; số liệu từ 1878 đến 1960 cần 80 năm mới tăng năng suất được 1 tấn thóc/ha; từ 1960 - 1985 (đêm trước Đổi mới) cần 25 năm; từ 1990 đến nay thời gian rút xuống chỉ còn 10 năm...

Sau 1989, do thừa lúa nên chúng ta đã định hướng mới là hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, đã có thời tên Bộ đổi là Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm.

Bây giờ cần nâng cao hai hàm lượng trong nông sản là KHCN và chế biến lên 70 - 80%. Quy trình sản xuất hiện nay theo mô hình kinh tế học định hướng thị trường và phát triển bền vững kiểm soát cả quá trình từ sản xuất đến mâm cơm (Farm - Family) ví dụ như: Giảm 1/3 lượng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hóa học và nước tưới, lượng giống; dùng giống ưu thế lai và sạch bệnh, có quốc tịch Việt Nam, tạo giống ứng phó với biến đổi khí hậu và dinh dưỡng chữa bệnh; ứng dụng phân bón, thức ăn thế hệ mới, cấu trúc mới, chức năng mới, công nghệ mới bằng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao; ứng dụng công nghệ thông tin, giảm khí phát thải…

Hiện nay, nhiều trang trại của nông dân đã quản lý bằng điện thoại thông minh. Chúng ta đã có gạo ngon nhất thế giới, xuất khẩu quả đã vượt gạo về giá trị, mỗi tỉnh có hàng trăm sản phẩm OCOP, nhiều tỉnh đã tham gia câu lạc bộ ngàn tỷ, nông dân đã bán được tín chỉ Cacbon (CO­2­) ra thế giới, nhiều thôn làng đang trở thành bảo tàng văn hóa nông nghiệp tự nhiên…

Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn thăm sản xuất lúa lai F1 ở Ứng Hòa, Hà Tây.

Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn thăm sản xuất lúa lai F1 ở Ứng Hòa, Hà Tây.

Hai là, phong cách chỉ đạo sản xuất miệng nói, tay làm, cụ thể, sâu sát thực tiễn thông qua hệ thống tổ chức phù hợp.

Các cấp ủy đảng và chính quyền chỉ đạo sản xuất một thời thông qua hệ thống hợp tác xã nông nghiệp và từ 1993 thông qua hệ thống khuyến nông, lâm, ngư (bao gồm cả doanh nghiệp, khuyến nông xã hội hóa, hệ thống thông tin đại chúng…). Chính phủ hiện nay thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị theo 03 chương trình mục tiêu quốc gia: Miền núi khó khăn, xoá đói giảm nghèo và nông thôn mới.

Doanh nghiệp hiện nay là đầu tàu dẫn dắt nông dân. Trang trại nông dân có nhiều chân dung mới, là linh hồn trong sản xuất hàng hóa. Nông dân thời @ có hai ưu điểm mới: thích ứng khá nhanh với thị trường và tiếp cận được khoa học kỹ thuật công nghệ cao, đang dần trở thành chuyên nghiệp.

Trong dịp tổng kết 20 năm hoạt động khuyến nông (1993 – 2013) tôi nêu 4 giá trị của hệ thống nghiên cứu chuyển giao KHCN là: Dũng khí (trong xóa đói giảm nghèo), hữu ích (tăng thu nhập cho nông dân), nhân văn (tận tụy, trách nhiệm) và sáng tạo (ứng dụng, tiếp biến KHCN).

Tôi học được từ anh Nguyễn Công Tạn phong cách sát thực tiễn, đi nhiều, hỏi nhiều, nhạy bén với cái mới. Nhớ có một lần thông qua điện thoại, tôi báo cáo anh về cây macca ít quả lắm, quả lại ở trong vòm lá, không dễ nhìn thấy. Ngay lập tức anh bảo lên xe đi Ba Vì, hỏi kỹ nông dân thì tìm ra nguyên nhân là do gặp mưa phùn, hoa bị thui hết. Từ đó đi đến việc xác định cây macca khó trồng ở vùng Đông Bắc…

Năm 1971 lần đầu tiên tôi được làm việc với GS Bùi Huy Đáp. Khi ra về GS dặn tôi (sau còn viết thư tay) nhắc lại câu nói của nhà bác học Nga về quang hợp vĩ đại Timiriazep: “Không chỉ cần đề xuất ra được một ý kiến hay. Ý kiến này phải biến thành sự thật không ai chối cãi được”. Tôi coi đó là những phương châm hoạt động suốt cuộc đời của mình.

Trong chỉ đạo sản xuất, tôi coi việc tổng kết kinh nghiệm của nông dân sản xuất giỏi là một phương pháp học tập và vì thế nông dân giỏi cũng là những người thầy của mình.

Ở một đầu khác, tôi chọn ra 3 cái tên, những cái duyên được gặp, những "Long, Ly, Quy, Phượng" đã tạo ra giá trị gia tăng trí tuệ và truyền cảm hứng cho mình. Khi triển khai thì dựa vào cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống tổ chức có hiệu quả cùng với một kênh truyền thông có thương hiệu cho hàng triệu người cùng làm. Đó là báo Nông nghiệp Việt Nam.

Theo TS Lê Hưng Quốc/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay14,016
  • Tháng hiện tại139,293
  • Tổng lượt truy cập92,516,957
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây