Học tập đạo đức HCM

Vĩnh Phúc: Trồng ngô không lấy hạt, cây còn xanh rờn đã chặt bán thân, bán lá, nông dân ở đây cứ trồng là khá

Thứ sáu - 04/12/2020 07:54
Dù mới được trồng, phát triển tại một số xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng ngô sinh khối đã bộc lộ nhiều ưu điểm trên đồng đất Vĩnh Phúc như ít sâu bệnh, giảm công chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, có thể trồng 3-4 vụ/năm.

Trồng ngô sinh khối được coi là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giảm diện tích đất trống trong vụ Đông.

Trồng ngô sinh khối còn góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và thu nhập cho người nông dân.

Vĩnh Phúc: Trồng ngô không lấy hạt, cây còn xanh rờn đã chặt bán thân, bán lá, nông dân ở đây cứ trồng là khá - Ảnh 1.

Vụ đông năm 2020, diện tích trồng ngô sinh khối trên địa bàn xã Thái Hòa (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) chiếm khoảng 70-80% tổng diện tích cây trồng.

Vĩnh Phúc là tỉnh khởi nguồn sản xuất ngô Đông trên nền đất ướt, trước đây, Vĩnh Phúc có diện tích sản xuất ngô lấy hạt tương đối lớn so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Ở Vĩnh Phúc trồng ngô lấy hạt với 3 vụ chính trong năm: Xuân, Hè và Đông, chiếm khoảng 43-51% tổng diện tích sản xuất.

Thế nhưng, những năm gần đây, diện tích ngô có xu hướng giảm từ 1.000-2.000 ha/năm. Một trong những nguyên nhân khiến diện tích ngô giảm là do các giống hiện nay đang trồng phổ biến được nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí giống cao, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất còn hạn chế, đẩy giá thành sản xuất cao.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc có công nghiệp, du lịch và dịch vụ phát triển, thu hút nhiều lực lượng lao động nông thôn với mức thu nhập cao, ổn định hơn so với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy người dân có xu hướng chuyển đổi ngành nghề lao động, không mặn mà với sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây ngô nói riêng.

Năm 2019, nhận thấy nhu cầu thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa, bò thịt trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc cao, một số hộ dân trên địa bàn xã như: Vĩnh Thịnh, Kim Xá, An Tường, Cao Đại (huyện Vĩnh Tường), Hồng Châu, Liên Châu, Trung Kiên (huyện Yên Lạc), Bắc Bình, Thái Hòa (huyện Lập Thạch)... đã đem giống ngô sinh khối về trồng và phát triển tại địa phương.

Qua quá trình trồng ngô sinh khối, thu hoạch, nhận thấy ngô sinh khối tốn ít công chăm sóc và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng ngô lấy hạt. Đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 1.000 ha diện tích đất trồng ngô sinh khối.

Là đơn vị đầu tiên trồng ngô sinh khối trên địa xã Liên Châu (huyện Yên Lạc) với diện tích 45 ha, anh Vũ Tú Anh, Kỹ sư Công ty Hoa quả và Lương thực Việt Nam cho biết:

So với trồng ngô lấy hạt thì ngô sinh khối có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn hơn từ 25-30 ngày, nhờ đó người dân có thể luân canh tăng vụ lên 3-4 vụ/năm.

Cùng với đó, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch ngắn, nên hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công chăm sóc và chi phí đầu vào.

Đặc biệt, ngô sinh khối được thu hoạch từ giai đoạn chín sáp và chặt luôn cả cây nên không mất thời gian rẽ hạt, phơi khô và bảo quản.

Hiện nay, nhu cầu thu mua thức ăn thô xanh (trong đó có ngô sinh khối) cung cấp cho bò thịt, bò sữa trên thị trường khá lớn mà lượng cung mới đáp ứng một phần.
 

Từ khi trồng ngô sinh khối đến nay, công ty được các đơn vị chăn nuôi bò sữa thu mua tại ruộng, với giá bán 800 đồng/kg cây tươi, doanh thu đạt 30- 35 triệu đồng/ha/vụ.

Trực tiếp trồng và chăm sóc ngô sinh khối từ năm 2019, ông Hà Xuân Hiển, xã Thái Hòa (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: Hầu hết các hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Thái Hòa đều trồng ngô sinh khối để làm thức ăn thô xanh cho bò.

Ngô sinh khối gồm thân, lá, bắp tươi đem ủ chua rất giàu dưỡng chất, tốt hơn nhiều so với ủ chua bằng các phụ phẩm như thân, lá ngô già, bẹ ngô khô.

Đặc biệt, ngô sinh khối thu hoạch vào giai đoạn chín sáp, dưỡng chất đầy đủ, trâu, bò ăn thức ăn này sẽ cho chất lượng thịt, sữa cao và đảm bảo. 

Vụ Đông 2020, tại xã Thái Hòa, ngô sinh khối chiếm đến 70-80 % tổng diện tích cây trồng trên địa bàn.

Những năm gần đây, chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng với tổng đàn trâu, bò có trên 136.000 con; trong đó trên 14.000 con bò sữa, nên nhu cầu về thức ăn thô xanh, trong đó có ngô sinh khối là rất lớn.

Tuy nhiên, hiện nay, diện tích trồng thức ăn thô xanh cho trâu, bò thịt và bò sữa nói chung, trồng ngô sinh khối nói riêng chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Trên thực tế chăn nuôi đại gia súc, nhất là nuôi bò thịt, bò sữa ngô có vai trò rất quan trọng, chiếm 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp.

Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô sinh khối còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho gia súc, đặc biệt chăn nuôi bò sữa.

Để chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần quan tâm, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển cây thức ăn thô, trong đó có ngô sinh khối.

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tích tụ diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ, trồng ngô sinh khối.

Trồng cỏ, trồng ngô sinh khối có thể dễ dàng áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào trồng, chăm sóc, thu gom, bảo quản và chế biến thức ăn cho gia súc ăn cỏ.

Làm được điều đó sẽ góp phần tăng diện tích cây trồng vụ đông, nâng cao thu nhập cho người dân, tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Theo  danviet.vn
https://danviet.vn/vinh-phuc-trong-ngo-khong-lay-hat-cay-con-xanh-ron-da-chat-ban-than-ban-la-nong-dan-o-day-cu-trong-la-kha-20201204001516955.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay24,030
  • Tháng hiện tại76,077
  • Tổng lượt truy cập92,453,741
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây