Học tập đạo đức HCM

Cụ bà 84 tuổi, vẫn là nữ thủy nông viên duy nhất mỗi ngày lội bộ 10km dẫn nước vào ruộng

Thứ sáu - 19/06/2020 06:02
Đã bước sang tuổi 84, cụ Nguyễn Thị Điểu vẫn miệt mài với công việc chăm lo cánh đồng rộng 18ha. Thức dậy từ sáng sớm, cụ lao vào việc dẫn nước cứu lúa cho đến khi tối mịt mới về nhà, có hôm phải ở lại ngủ tạm bợ ngoài ruộng canh nước… nhưng đồng tiền công rất ít ỏi.
Cụ già 84 tuổi, suốt ngày vác cuốc ra đồng, có đêm ngủ bụi… chỉ vì làm nghề này - Ảnh 1.

Cụ Bốn Điểu miệt mài với nghề dẫn nước cứu lúa.

Bốn Điểu là cái tên thân mật của cụ Nguyễn Thị Điểu, nữ thủy nông viên duy nhất của Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Phú 2 thuộc xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Năm nay, cụ Điểu đã có gần 40 năm trong nghề thủy nông viên, mỗi ngày cụ lội bộ hơn 10km để làm công việc "dẫn thủy nhập điền" - dẫn nước vào ruộng lúa.

"Hằng ngày, tôi vác cuốc dạo quanh đồng ruộng để nhìn xem trong số diện tích ruộng Hợp tác xã giao cho mình quản lý tình hình nước thế nào, chỗ nào thiếu nước thì lo xả về cho đủ. Đặc biệt, đến mùa khô hạn, mỗi ngày tôi phải dạo ruộng đến 2 lần, cứ 10h đêm dạo vòng phần ruộng bên này, đến điểm cuối là khoảng 12h đêm. Xong việc tôi lại dạo vòng phần ruộng bên kia, đến 2h sáng là về đến nhà. Hàng chục năm trôi qua, tôi chưa ngày nào vắng mặt ngoài đồng ruộng", cụ Điểu cho hay.

Cụ già 84 tuổi, suốt ngày vác cuốc ra đồng, có đêm ngủ bụi… chỉ vì làm nghề này - Ảnh 2.

Từ sáng sớm, cụ Nguyễn Thị Điểu vác cuốc ra đồng thăm nước.

Gần 40 năm gắn bó với cánh đồng, cụ Điểu thuộc lòng đặc điểm từng mảnh ruộng, ruộng nào khô cần ưu tiên tưới trước, ruộng nào nhiều nước hoặc vừa rải phân, phun thuốc thì tưới nước sau. Cụ nắm rất rõ, vậy nên trên cánh đồng của cụ Điểu quản lý, hiếm khi xảy ra chuyện nông dân gây lộn, xích mích vì giành nước.

Có những đêm mùa hạn, ruộng đồng thiếu nước gay gắt, cụ Điểu mang chiếu ra nằm ngủ tạm bợ ngoài bờ ruộng để canh nước. Chứng kiến cảnh mẹ già khổ cực, các con cụ Điều không cam lòng, khuyên cụ an dưỡng tuổi già vì tuổi tác đã quá cao, công việc lại cho thu nhập chẳng đáng bao nhiêu, thế nhưng cụ lắc đầu từ chối.

Cụ già 84 tuổi, suốt ngày vác cuốc ra đồng, có đêm ngủ bụi… chỉ vì làm nghề này - Ảnh 3.

Dù tuổi đã cao, cụ Nguyễn Thị Điểu vẫn tất bật với công việc đồng áng.

Mặc dù chỉ là một thủy nông viên nhưng vụ nào, cụ Bốn Điểu cũng làm lễ cúng "ông đồng, bà điền" (hay còn gọi ông ruộng, bà vườn) với niềm tin cầu mong bà mạnh giỏi, ruộng đồng tươi tốt. Chẳng biết họ có làm chứng cho cụ không, thế nhưng cụ Điểu kể rằng, nhiều lần nước hiếm cụ còn được báo mộng là nước về. Trong lòng không tin, khi cụ bật dậy ra đồng xem tình hình thì đúng là có nước về thật, từ đó cụ càng tin hơn là mình được ông bà phù hộ để làm nghề này.

Cụ già 84 tuổi, suốt ngày vác cuốc ra đồng, có đêm ngủ bụi… chỉ vì làm nghề này - Ảnh 4.

Con chó vàng luôn đi theo cụ Điểu mỗi khi ra đồng.

Còn với nông dân Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Phú 2, họ coi cụ Bốn Điểu là "khắc tinh" của hạn hán. Bởi, vùng ruộng thuộc thôn Phú Hòa, trong đó có 18ha ruộng cụ đảm nhiệm dẫn nước tưới nằm cuối nguồn nước nên chuyện cây lúa bị thiếu nước tưới thường xuyên xảy ra.

Từ khi cụ Điểu xuất hiện thì vùng ruộng này, luôn no đủ nước tưới, kể cả những mùa khô hạn.

Cụ già 84 tuổi, suốt ngày vác cuốc ra đồng, có đêm ngủ bụi… chỉ vì làm nghề này - Ảnh 5.

Khuôn mặt rám nắng, tuôi cao nhưng cụ Điểu vẫn vui với nghề.

Theo ông Khổng Vĩnh Thiêng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Phú 2, cụ Điểu đi dạo đồng không chỉ để thăm nước theo trách nhiệm, mà đi qua từng đám ruộng, nếu chứng kiến lúa sinh bệnh là cụ nhắc chủ ruộng bơm thuốc ngay.

"Suốt gần 40 năm song hành với Hợp tác xã, mỗi khi có dịp cùng nhau ra đồng, tôi chỉ cho cụ Điểu cây lúa như thế này là bị bệnh đạo ôn, cây lúa như thế kia là bị rầy, riết hồi bà ấy thuộc lòng.

Hễ nhìn cây lúa là bà biết bệnh, nên cứ thấy ruộng lúa nhà ai sinh bệnh là nhắc nhở để chủ ruộng kịp thời phun thuốc phòng trừ. Không chỉ thế, cứ sau khi xả 1 lứa nước là bà nhắc nhở nông dân đi bón phân, họ không phải mất công đi thăm ruộng thường xuyên như ở nơi khác", ông Thiêng chia sẻ.

Cụ già 84 tuổi, suốt ngày vác cuốc ra đồng, có đêm ngủ bụi… chỉ vì làm nghề này - Ảnh 6.

Dọn cỏ dẫn nước.

Câu chuyện mà nhiều nông dân thôn Phú Hòa vẫn còn truyền tai nhau là sự việc cụ Điểu "đấu tranh" với Công ty CP Du lịch Hầm Hô nằm trên địa bàn xã Tây Phú (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) để lấy nước cứu 40ha lúa của thôn Phú Hòa (xã Tây Xuân) đang bị khô hạn.

"Vụ hè năm 2018, vùng đất bán sơn địa của huyện Tây Sơn hạn gay gắt, cánh đồng thôn Phú Hòa khô khốc, không có nước tưới thời gian dài, nguy cơ mất trắng. Trong khi đập Hầm Hô thì bị Công ty CP Du lịch Hầm Hô chặn lại để nước dâng lên cao, mực nước đủ để những chiếc thuyền du lịch hoạt động phục vụ du khách, nên vùng ruộng bên dưới không có nước tưới.

Cụ già 84 tuổi, suốt ngày vác cuốc ra đồng, có đêm ngủ bụi… chỉ vì làm nghề này - Ảnh 7.

Cụ Điểu bón phân cho lúa.

Thấy vậy, cụ Điểu xót ruột, vác cuốc lên đứng trước khu du lịch Hầm Hô la làng, yêu cầu xả nước xuống phục vụ sản xuất. Không thấy khu du lịch động tĩnh, bà kêu tới ông chủ tịch huyện, liền sau đó nước từ đập Hầm Hô được xả xuống cứu lúa.

Từ hôm đó đến cuối vụ hè nước từ đập Hầm Hô liên tục xả xuống những cánh đồng đang bị khô hạn, vụ lúa ấy tưởng mất ăn mà lại được mùa nên bà con rất phấn khởi, ai nấy đều cám ơn cụ Điểu", ông Khổng Vĩnh Thiêng kể lại.

Cụ già 84 tuổi, suốt ngày vác cuốc ra đồng, có đêm ngủ bụi… chỉ vì làm nghề này - Ảnh 8.

Cụ Điểu dẫn nước về từng đám ruộng, nhờ vậy năm nào bà con cũng bội thu.

Với công việc dẫn nước cứu lúa, mức thu nhập của cụ Điểu mỗi vụ là 6 triệu đồng, mỗi năm 2 vụ chỉ 12 triệu đồng, trung bình thù lao của cụ mỗi tháng chỉ 1 triệu đồng.

Mặc dù, đồng tiền ít ỏi ấy chẳng đáng là bao so với công sức bỏ ra, thế nhưng cụ vẫn miệt mài với công việc nên luôn được bà con nông dân ở đây trân quý.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập585
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại793,524
  • Tổng lượt truy cập93,171,188
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây