Học tập đạo đức HCM

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cảnh báo mốc hạn mặn lịch sử năm nay chưa phải là cuối cùng

Thứ bảy - 20/06/2020 10:21
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cảnh báo tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống hạn mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh ĐBSCL mùa khô năm 2019-2020 tại Long An,ngày 20/6 về việc mốc hạn mặn năm nay chưa phải cuối cùng.

Theo Bộ NNPTNT, mùa mưa năm 2019 trên lưu vực sông Mê Kông xuất hiện muộn, tổng thời gian mưa ngắn, lượng mưa thấp dẫn đến tổng lượng dòng chảy năm về ĐBSCL ở mức thấp.

Tình trạng trên dẫn đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL mùa khô năm 2019-2020 xuất hiện sớm, kéo dài, mức độ gay gắt và liên tục duy trì ở mức cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Mốc hạn mặn lịch sử năm nay chưa phải là cuối cùng - Ảnh 1.

Hạn mặn ở ĐBSCL đang diễn ra khá khốc liệt.

Nhìn chung, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 xuất hiện sớm sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm gần 3 tháng; thời gian xâm nhập mặn kéo dài hơn 2-2,5 lần so với mùa khô 2015-2016.

Độ mặn ở vùng các cửa sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông liên tục duy trì ở đỉnh, cao liên tục suốt tháng 2 đến tháng 5. Độ mặn hầu như không giảm hoặc giảm không đáng kể trong các kỳ triều thấp. Đặc điểm này khác với thông thường là tăng theo kỳ triều cường, giảm theo kỳ triều thấp.

Nguyên nhân chính khiến xâm nhập mặn tăng cao do nguồn nước mùa khô năm 2019-2020 về ĐBSCL thấp hơn nhiều so với những năm gần đây và thấp hơn so với năm 2015–2016 trong khi thủy triều ở mức cao.

Vụ lúa Mùa 2019, diện tích bị thiệt hại chủ yếu tại tỉnh Cà Mau là 16.500 ha, chiếm 9,3% diện tích. Trong đó, thiệt hại mất trắng (trên 70%) là 14.000 ha. Vụ Đông Xuân 2019-2020, diện tích lúa đã bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 41.900 ha

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Mốc hạn mặn lịch sử năm nay chưa phải là cuối cùng - Ảnh 2.

Nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang đã rụng lá trơ trụi do bị hạn mặn, thiếu nước ngọt để tưới.

Với cây ăn quả, diện tích bị ảnh hưởng do khô hạn, xâm nhập mặn khoảng 6.650 ha; trong đó thiệt hại mất trắng khoảng 355 ha (hơn 70%). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hơn 8.715ha.

Theo thống kê từ các địa phương, mức độ thiếu nước sinh hoạt lúc cao nhất  tổng cộng khoảng 96.000 hộ (khoảng 430.000 người dân).

Ông Nguyễn Hữu Lập – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, tỉnh này nằm ở cuối sông Tiền nên bị tổn thương khá lớn. Đợt hạn mặn năm 2015-2016, nhiều người đánh giá 90 năm mới xảy ra. Đợt hạn mặn nay nay có chu kỳ tái lập sớm hơn rất nhiều, chỉ 4 năm.

"Tôi đánh giá có khi là mỗi năm một lần. Vì thế, các giải pháp liên vùng, tích hợp quy hoạch như thế nào cần tính toán kỹ và khẩn trương để vùng châu thổ này phát triển bền vững", ông Lập nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trên tổng thể, công tác phòng chống hạn mặn năm năm đã sớm nhận dạng được nguy cơ, và sớm đưa ra các nhóm giải pháp tổng thể. Vì thế công tác phòng chống hạn mặn đã đạt những kết quả quan trọng, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ thiệt hại cho cây trồng, thủy sản và nước sinh hoạt.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Mốc hạn mặn lịch sử năm nay chưa phải là cuối cùng - Ảnh 3.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

Vấn đề tới đây, Bộ trưởng khẳng định, các tác động, thách thức từ biến đổi khí hậu, các yếu tố từ thượng nguồn sẽ còn tiếp tục gây tổn thương đến sản xuất và sinh hoạt. Thậm chí còn nhiều yếu tố cực đoan hơn cả năm năm. "Mốc hạn mặn lịch sử này chưa phải là mốc cuối cùng", Bộ trưởng nói.

Xác định như thế để thấy rằng, ĐBSCL phải coi hạn mặn là hiển nhiên để chủ động thích ứng. Từ đó đồng lòng đưa nhóm giải pháp, đồng lòng tổ chức thực hiện, từ chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân cùng vào cuộc.

Các địa phương phải có giải pháp từ từng người dân, cho tới giải pháp từng xã, huyện, từng tỉnh và toàn vùng. Có như thế mới biến các thách thức thành các cơ hội mới.

"Tức là là tìm các đối tượng mới, các phương thức sản xuất phù hợp để không chỉ hạn chế tác động tiêu cực mà còn khai thác lợi thế từ các nhóm sản phẩm chuyển đổi theo hướng thích ứng", Bộ trưởng chia sẻ.

Theo Nguyễn Vy/danviet.vn
https://danviet.vn/bo-truong-bo-nnptnt-nguyen-xuan-cuong-canh-bao-moc-han-man-lich-su-nam-nay-chua-phai-la-cuoi-cung-20200620114614897.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,677
  • Tổng lượt truy cập92,581,341
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây