Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật nuôi dê của trang trại dê DTH FAMRT

Thứ bảy - 20/06/2020 10:24
Hiện nay, mô hình nuôi dê, đặc biệt là nuôi dê boer vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa dễ chăm sóc, thức ăn cho dê cũng rất sẵn chủ yếu là cỏ, lá cây. Dê boer tăng trưởng nhanh, ít dịch bệnh và còn phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Trang trại dê DTH Farmt thuộc Công ty TNHH Phát triển công nghệ DTH Việt Nam (Hà Nội) đang là đơn vị chăn nuôi dê quy mô lớn ở Việt Nam với quy mô nuôi 2.300 dê giống sinh sản, trong đó có 950 dê Boer; 350 dê bách thảo; 1.000 con dê núi và hơn 3.000 dê thương phẩm.

 

Theo anh Quang Huy, Quản lý Trang trại dê DTH Farmt, để nuôi dê thành công thì khâu chọn lọc con giống sinh sản và đặc biệt là việc phòng, trị bệnh cho dê cũng rất quan trọng.

 

Chọn con giống sinh sản

 

Giống sinh sản phải lựa chọn những con khoẻ mạnh, có khả năng tăng trưởng tốt, không cận huyết, được làm đầy đủ vacxin, đặc biệt là phải có hồ sơ theo dõi và truy xuất nguồn gốc.

 

Đối với dê đực giống khung xương phát triển tốt biểu hiện đặc tính giống rõ dệt, tính hăng cao và có cơ quan sinh dục phát triển đều, khoẻ mạnh, bìu dái lộ rõ…

Đối với dê cái sinh sản đầu vú nở rộng các phần cân đối hai núm vú dài, to 4 – 6 cm có nhiều tĩnh mạch nổi rõ trên đầu vú, đầu vú nở tròn đầy đặn…

 

Kỹ thuật nuôi dê của trang trại dê DTH FAMRT - Ảnh 2.

Dê boer đực giống.

Tiêm vắc - xin đầy đủ

 

1.Phòng bệnh đậu

 

Tiêm 1 tháng tuổi liều lượng 1ml/con ( tiêm dưới da hoặc tiêm bắp) tiêm 2 lần/năm.

 

2. Phòng bệnh viêm ruột hoại tử

 

Tiêm 2 tháng tuổi 2 ml/con, tiêm dưới da cổ, mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9.

 

3. Phòng bệnh tụ huyết trùng

 

Tiêm 3 tháng tuổi 2 ml/con (tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt) 2 lần/năm

 

4. Phòng bệnh lở mồm long móng

 

Tiêm 4 tháng tuổi 1 ml/con, tiêm sâu vào bắp thịt.

 

Các bệnh thường gặp và pháp đồ điều trị:

 

1. Bệnh Ỉa Chảy

 

Nguyên nhân: Do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, lạnh, thiu, mốc. Dê bị bệnh phân nát đến lỏng. Cho ăn hoặc uống nước lá ổi, lá quả hồng xiêm, búp sim kết hợp cloramfenicon ngày 2-4 viên/con lớn.

 

2. Bệnh Chướng Bụng Đầy Hơi

 

Nguyên nhân: Do thức ăn thiu, mốc hoặc quá giàu đạm và thay đổi đột ngột. Dê bệnh thành bụng bên trái căng, chướng to, gõ tiếng bùm bụp, con vật khó thở sùi bọt mép. Lấy 1-2 củ tỏi giã nhỏ hòa vào 100ml rượu hoặc dấm cho dê uống và nhấc 2 chân trước lên để dê ở trạng thái đứng: xoa bóp vùng bụng liên tục nhiều lần cho dê ợ hơi, trung tiện được.

 

3. Bệnh Loét Miệng Truyền Nhiễm

 

Nguyên nhân: do siêu vi trùng hoặc ăn thức ăn già, cứng gây xây sát nhiễm trùng. Xung quanh môi, trong miệng đều có mụn to, loét ra; nặng thì tai mũi bầu vú cũng bị viêm loét, con vật khó nhai, khó nuốt, nước dãi thối. Hàng ngày rửa vết loét bằng nước muối loãng, hay nước oxy già rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh. Kinh nghiệm dùng chanh, khế sát vào vết loét nhiều lần cũng khỏi bệnh.

 

4. Bệnh Viêm Vú

 

Nguyên nhân: do vệ sinh bầu vú không sạch, vắt sữa không đúng kỹ thuật gây viêm nhiễm làm bầu vú sưng đỏ, nóng, đau. Chườm vú nhiều lần bằng nước nóng có pha muối 5%. Sau đó đắp cao tan vào vú viêm.

 

5. Bệnh Giun Sán

 

Nguyên nhân: Do vệ sinh thức ăn và chuồng trại kém. Dê bị bệnh biếng ăn, gầy, thiếu máu, đau bụng, ỉa nhão đến lỏng, mắc sán lá gan, dê có hiện tượng tích nước ở hàm dưới và bụng. Cho dê con trước khi cai sữa (3 tháng tuổi) và dê mẹ sau khi phối giống 5-6 tuần uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn cỏ lá vùng ngập nước, dùng dextrin-B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

 

6. Bệnh Đau Mắt

 

Nguyên nhân: do chuồng trại bẩn, chật chội. Dê bị bệnh mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, nặng có mủ. Rửa nước muối, hoặc nhỏ thuốc đau mắt (sunfat kẽm 10%) rồi bôi thuốc mỡ tetraxilin ngày 2-3 lần đến khi khỏi.

 

7. Các Bệnh Do Ký Sinh Trùng

 

Dê có thể mắc các bệnh nội ký sinh (giun đũa, sán lá gan…) và các bệnh ngoại ký sinh (ghẻ, ve, rận…). Để phòng các bệnh này, cần tuân thủ các biện pháp sau đây:

 

– Luôn đảm bảo chuống nuôi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần nên quét dọn phân trên nền chuống và rắc vôi bột một lần. Một quý nên tổng vệ sinh, sát trùng chuống nuôi, tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần.

 

– Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, bảo đảm đủ nước uống sạch sẽ. Không sử dụng các loại thức ăn ôi thiu, ẩm, mốc

 

Điều trị:

 

+ Đối với bệnh giun sán: định kỳ tẩy giun san 6 tháng một lần

 

+ Đối với bệnh do ghẻ: cần tách những con bị bệnh ra khỏi đàn, cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo sạch vẩy mụn và bôi Cythion 5% hoặc Ivermectin

 

+ Đối với ve, rận: dùng credin hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt. Có thể sử dụng Chlorfenvinphos 0,5% để diệt trứng.

 

8. Bệnh Viêm Phổi

 

Bệnh viêm phổi ở dê thường xuất hiện vào những thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông hoặc đầu mùa xuân. Các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ thấp, gió lùa, chuồng trại ẩm ướt, chật, mất vệ sinh, dê dính mưa… làm tăng tỷ lệ dê mắc bệnh.

 

Dê bị bệnh có biểu hiện sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ, có thể chảy nước dãi, nước mũi, ho và khó thở. Trường hợp bệnh nặng và không điều trị kịp thời dê dễ bị chết. Bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, trông ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại.

 

Phòng bệnh:

 

– Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Định kỳ tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%;

 

– Cho dê ăn uống tốt, bảo đảm đủ dinh dưỡng; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ;

 

– Phát hiện sớm những con dê bị bệnh, nuôi cách ly và điều trị kịp thời.

 

 Điều trị

 

– Điều trị nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục.

 

+ Tylosin, liều 11 mg/kg khối lượng/ngày

 

+ Gentamycine, liều 15 mg/kg khối lượng/ngày;

 

+ Streptomycine, liều 30 mg/kg khối lượng/ngày.

 

– Trợ sức và hộ lý:

 

+ Dùng vitamin B1, vitamin C;

 

+ Truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn hoặc ngọt đẳng trưởng;

 

+ Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

 

9. Hội Chứng Tiêu Chảy

 

Hội chứng tiêu chảy rất thường gặp ở dê non. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, vi rút. Nhưng nhiều khi do giun đũa hoặc cầu trùng.

 

Bệnh thường phát vào những ngày nóng, quá lạnh hoặc mưa nhiều, ẩm ướt. Tỷ lệ mắc bệnh cao khi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém; thức ăn kém chất lượng, bị bẩn, ướt, thối, mốc.

 

Dê bệnh bị tiêu chảy với các mức độ khác nhau, có khi phân rất loãng, mùi hôi thối, hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh, mắt nhợt nhạt.

 

 Phòng bệnh:

 

– Nuôi dưỡng tốt dê non: cho ăn đủ sữa và thức ăn chất lượng tốt; uống nước sạch;

 

– Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân ủ để diệt trứng giun sán.

 

 Điều trị:

 

– Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguồn thức ăn, nước uống: thức ăn ôi, mốc; sữa để lạnh, dụng cụ chứa sữa không hợp vệ sinh; nước uống bẩn… để loại trừ.

 

– Trường hợp bệnh nặng, ở dê non, có thể sử dụng Cloroxit, liều 4 – 8 viên/ngày, cho uống làm 2 lần. Đối với dê trưởng thành, nên tiêm Genta-Tylan hoặc Colistin, liều 5 – 7 ml/con.

 

– Trường hợp bệnh nhẹ, có thể cho dê ăn hoặc giã nát, vắt lấy nước cho dê uống các loại lá chát như lá hồng xiêm, lá ổi, lá chè xanh.

 

Để cùng nhau phát triển và làm giàu, hiện nay, trang trại DTH Farmt đang thực hiện mô hình liên kết chăn nuôi dê với các doanh nghiệp, hộ nông dân trong cả nước.

 

Cụ thể, trang trại DTH Farmt có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị hợp tác liên kết nuôi dê như sau:

 

•    Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật.

 

•    Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại.

 

•    Hỗ trợ giống cây thuốc nam trồng chữa bệnh cho dê.

 

•    Hỗ trợ giống giun quế nuôi làm thức ăn cho dê, xử lí phân thải.

 

•    Hỗ trợ rủi ro, bảo hành con giống.

 

•    Hỗ trợ cho vay 50% vốn 

 

•    Ký hợp đồng thu mua đầu ra cho các đơn vị hợp tác với bảng giá niêm yết ổn định/năm.

 

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, hiện trang trại dê DTH Farmt đang triển khai thu mua dê thương phẩm từ các hộ chăn nuôi trên toàn quốc.

Các cá nhân, đơn vị có nhu cầu mua dê giống, bán dê thương phẩm cho trang trại hoặc tham gia mô hình liên kết nuôi dê liên hệ Hotline: 091 699 0008 để được tư vấn.

 

Kỹ thuật nuôi dê của trang trại dê DTH FAMRT - Ảnh 3.

Văn phòng tư vấn hợp tác chăn nuôi.

Trụ sở Công ty TNHH Phát triển công nghệ DTH Việt Nam : Số 9 Đồng Bát, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trang Trại: Số 47 khối 7B thị trấn Đông Anh, Hà Nội.
Điện Thoại: 091 699 0008
Email: trangtraidegiongdth@gmail.com
Website: degiong.vn
Fanpage: facebook.com/trangtraidedth

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm278
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại202,942
  • Tổng lượt truy cập92,580,606
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây