Học tập đạo đức HCM

Dịch Covid-19 bất ngờ quay lại, làng trồng "cây gọi Tết" ở tỉnh Phú Thọ vắng lặng chưa từng thấy

Thứ tư - 03/02/2021 02:49
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, dù giá đào đã giảm mạnh nhưng vẫn ít người mua đào Tết, làng đào Nhà Nít (xã Thanh Đình, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đìu hiu vắng lặng chưa từng thấy, còn người trồng đào lo "mất Tết".

Thời điểm giáp Tết Nguyên đán này mọi năm, làng đào Nhà Nít (xã Thanh Đình, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) luôn tấp nập người xe ra vào, thương lái vận chuyển đào đi tiêu thụ.

 Vậy nhưng năm nay, khác hẳn sự nhộn nhịp của những năm trước, làng đào Nhà Nít đìu hiu chưa từng thấy, ai cũng buồn thiu vì không bán được đào. 

Phú Thọ: Làng trồng "cây gọi Tết" khóc ròng vì COVID - Ảnh 1.

Khuôn mặt buồn rầu của người trồng đào ở làng đào Nhà Nít

Gặp phóng viên Dân Việt, ông Lê Văn Lý, Trưởng làng nghề đào Nhà Nít không khỏi buồn rầu. Ông tâm sự, hơn 30 năm kể từ ngày làng đào ra đời đến nay, ông chưa bao giờ gặp phải cảnh "dở khóc dở cười", đìu hiu như năm nay.

Ngược lại thời gian, cây đào được bắt đầu trồng tại đây vào những năm 1988, khi một vài người dân lấy đào từ các tỉnh Tây Bắc trồng rồi chiết, ghép cành, tạo dáng đào thế sau đó bán lại. 

Đến những năm 2000, thấy được lợi ích từ việc trồng đào, người dân trong xã bắt đầu chuyển từ trồng các cây nông nghiệp thâm canh sang loại cây ngắn ngày này.
 

Từ đó đến nay, quy mô của làng đào Nhà Nít không ngừng tăng lên, số hộ dân trồng là 127 gia đình với gần 6ha. 

Nhờ trồng đào Tết, đời sống kinh tế của người dân cả xã cũng thay đổi rõ rệt, doanh thu mỗi hộ dân không dưới 100 triệu đồng/năm. 

Những ngôi nhà mái ngói xập xệ được thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng, người dân không còn lầm lũi trên những chiếc xe đạp mà đi xe máy thăm vườn.

Phú Thọ: Làng trồng "cây gọi Tết" khóc ròng vì COVID - Ảnh 2.

Nghề trồng đào ở làng Nhà Nít có từ khoảng 30 năm trước

Cũng theo ông Lê Văn Lý, những năm gần đây, các hộ trồng đào ở đây đều mua "phôi" đào rừng từ các tỉnh Tây Bắc sau đó mang về ghép cành với "đào phấn". 

Từ đó, người trồng đào tạo các thế rất đa dạng cho cây đào như thế "ngũ phúc", "tam đa", "thác đổ"... tạo thành nét riêng cho làng đào Nhà Nít.

Các gốc đào đều được tuyển chọn giống rất kỹ cộng với sự chăm sóc, tỉa tót tỉ mỉ, nên giá mỗi cây đào ở làng đào Nhà Nít không hề rẻ, trung bình từ 1-2 triệu đồng/cây. 

Cá biệt, có những cây đào có giá từ 5 - 10 triệu đồng, vậy nhưng vẫn không đủ hàng bán vì lượng cầu quá đông. 

Vậy nhưng năm nay, giá đào giảm nhiều, nhưng cũng ít người đến mua.

Ông Phan Văn Kiêu, nguyên trưởng làng nghề hoa đào Nhà Nít, một người trồng đào "kì cựu" tâm tư: "Người trồng đào chúng tôi vất vả cả năm chỉ trông chờ vào dịp Tết mà tình hình này thì chán quá. Mấy năm nay thời tiết khắc nghiệt như vậy mà bà con làng đào vẫn bền bỉ, giúp nhau vượt qua khó khăn, giữ vững thu nhập từ cây đào".

Phú Thọ: Làng trồng "cây gọi Tết" khóc ròng vì COVID - Ảnh 3.

Hình ảnh những ngôi nhà cao tầng bên những vườn đào rất quen thuộc ở nơi này

"Vừa vượt qua thiên nhiên thì lại Covid-19 đến làm cả đất nước lao đao. Người dân chúng tôi như "ngồi trên đống lửa" vì lo kinh tế đi xuống, sức mua giảm rồi lại đem đào làm củi thì may dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời. Đang vui mừng chưa được bao lâu vì thời tiết năm nay rất đẹp, cây nở hoa đúng dịp Tết thì Covid-19 quay lại làm tinh thần của bà con "tụt đáy","ông Phan Văn Kiêu buồn rầu. 

Phú Thọ: Làng trồng "cây gọi Tết" khóc ròng vì COVID - Ảnh 4.

Nhưng năm nay lượng mua ít khiến người trồng đào lo lắng

Ông Kiêu cho biết thêm, hiện nay, thị trường chính của làng đào Nhà Nít vẫn ở trong tỉnh nên việc giao thương, mua bán cũng khá thuận lợi. Ông hy vọng tình hình dịch Covid-19 được ngăn chặn kịp thời, nếu không viễn cảnh "mất Tết" của làng đào Nhà Nít cũng không còn xa nữa.

Theo Việt Hoàng/danviet.vn
https://danviet.vn/dich-covid-19-bat-ngo-quay-lai-lang-trong-cay-goi-tet-o-tinh-phu-tho-vang-lang-chua-tung-thay-20210202094815279.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay34,863
  • Tháng hiện tại1,035,318
  • Tổng lượt truy cập92,209,047
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây