Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19, nguồn nào?

Thứ hai - 01/06/2020 19:43
Nếu nhìn vào chỉ số vĩ mô 5 tháng đầu năm, có thể thấy “chặng đường” bật dậy của kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19 còn khá dài và cam go. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn trong tháng 5 - tháng đầu tiên sau giãn cách xã hội - nền kinh tế đang dần trở nên tích cực hơn. Và, vẫn có những hy vọng mới…
Hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19, nguồn nào? - Ảnh 1.
Sản xuất và chế biến tôm tại một doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: Quốc Hải)
Chỉ tính riêng trong tháng 5/2020, đã có 5.056 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 32,7%. Trong khi đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 26,9%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 11,2%; xuất khẩu tăng 5,2% so với tháng trước... 
Điều này cho thấy, nền kinh tế đang bắt đầu có những tín hiệu tích cực trở lại sau đại dịch Covid-19.
Tích cực nhưng chưa thể… lạc quan
Hàng loạt số liệu về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu trong 5 tháng đầu năm, mà Tổng cục thống kê vừa công bố cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang thực sự đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong 5 tháng đầu năm chỉ đạt ở con số +1, so với cùng kỳ năm ngoái (với mức tăng 9,5%), thì chỉ số đạt được năm nay là quá thấp; trong khi đây là một chỉ tiêu khá quan trọng, ảnh hưởng khá mạnh tới mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.  
Tất nhiên, nếu chỉ so sánh trong tháng 5 này, IIP đã tăng tới 11,2% so với tháng trước, và đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy được sự phục hồi dần của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý trong các chỉ số vĩ mô 5 tháng đầu năm là việc giải ngân đầu tư công. Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng tới +15,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong cả giai đoạn 2016 - 2020.
Ngoài những tín hiệu trên, hàng loạt các chỉ tiêu khác về kinh tế vĩ mô được đánh giá là đang tiềm ẩn nhiều nỗi lo. Chẳng hạn, chỉ số giá tiêu dùng trong 5 tháng đầu năm đang ở mức +4,39% so với cùng kỳ; đe dọa mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% trong năm nay. Tương tự, lạm phát cơ bản cũng tăng khá, lên tới +2,88% so với cùng kỳ.
Càng đáng ngại hơn, một loạt các chỉ tiêu vĩ mô khác vẫn chưa lấy lại xu thế cần bằng so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,9%, nếu tính cả yếu tố giá cả thì chỉ số này thậm chí còn giảm tới 8,6%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 1,7%; trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu giảm 3,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm tới 48,8%.
Hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19, nguồn nào? - Ảnh 2.
Chế biến cá tra ở khu vực ĐB SCL (Ảnh: Quốc Hải)
Riêng trong tháng 5 - tháng đầu tiên cuộc sống trở lại bình thường sau giãn cách xã hội, cùng với kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, nhưng một số chỉ tiêu về hoạt động tiêu dùng của người dân vẫn chưa đạt kỳ vọng.
Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 5, ước tính đạt 384,8 ngàn tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 311,1 ngàn tỷ đồng; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 32,5 ngàn tỷ đồng, tăng 95,8% so với tháng trước và giảm 33,8% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành đạt 0,4 ngàn tỷ đồng, tăng 780,1% so với tháng trước và giảm 87,8% so với cùng kỳ.
Hỗ trợ kinh tế phục hồi từ nguồn nào?
Có thể nói, các gói tài khóa, chính sách tiền tệ, tín dụng và an sinh xã hội hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt bão Covid-19 mà Chính phủ công bố, triển khai thời gian qua đã dần mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chỉ lấy tiền từ ngân sách nhà nước (NSNN) thì chắc chắn là không có khả năng vì có thể dẫn đến nguy cơ thâm hụt, khi ước tính quy mô những gói hỗ trợ mà Chính phủ Việt Nam đang triển khai có thể lên khoảng 8,5% GDP.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Trường chính sách công và quản lý Fulbright, cho rằng, để đưa ra được các gói hỗ trợ cũng như mức hỗ trợ cho từng đối tượng, Chính phủ đã có những đánh giá, cân nhắc dựa trên khả năng cân đối và tài trợ ngân sách gắn với diễn biến dịch bệnh.
Chẳng hạn, với gói chỉ riêng trong gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ trực tiếp là 36.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách từ trung ương là 20.000-22.000 tỷ đồng, còn địa phương khoảng 13.000-14.000 tỷ đồng. Khoản hỗ trợ gián tiếp 26.000 tỷ đồng còn lại sẽ thông qua các Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội.
"Với ngân sách trung ương, số tiền chủ yếu từ nguồn tăng thu ngân sách 2019 so với dự toán, ngoài ra nguồn kinh phí còn lại từ quỹ tài chính hay quỹ dự phòng ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, Chính phủ đều thực hiện các biện pháp này và đây là thời điểm để sử dụng các khoản dự phòng, theo đúng bản chất của các quỹ này", ông Tuấn nói.
Tương tự, ông Tuấn cũng cho rằng, với gói 13.000 - 14.000 tỷ đồng còn lại do các địa phương phụ trách cũng sẽ lấy từ những nguồn như vậy.
Trong khi đó, sâu sát hơn với doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, các DN hiện nay không cần tiền mà cần nhất là chính sách được khai thông, tháo gỡ…
Ông Châu ví dụ, theo quy trình thủ tục lập pháp bình thường, thì nếu Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào tháng 06/2020, thì sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
"Để sớm giải quyết "ách tắc" của các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp hiện nay, giúp khai thông thị trường bất động sản, kéo theo hơn 90 ngành nghề liên quan, tạo được việc làm cho nhiều người lao động, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét thực hiện quy trình rút gọn đối với Luật Đầu tư (sửa đổi), để Luật sớm có hiệu lực", ông Châu đề nghị.
Bên cạnh đó, Hiệp hội được biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 thành lập "Tổ công tác của Thủ tướng về rà soát văn bản quy phạm pháp luật". Đây là điều mà cộng đồng DN và cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các địa phương cũng rất mong đợi. 
Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Tư pháp là tổ trưởng tổ công tác này khẩn trương thực hiện, để tháo gỡ các vướng mắc, chồng chéo của một số quy phạm pháp luật, tháo gỡ ách tắc về thể chế pháp luật, để kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh.
"Đặc biệt, để tạo đột phá cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm giao thẩm quyền cho TP.HCM và 4 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An được chấp thuận tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn, các bộ chỉ thực hiện công tác hậu kiểm", ông Châu đề xuất.
Phân tích về tăng trưởng nền kinh tế quý I, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng, tăng trưởng quý I chỉ đạt 3,82% là mức thấp của hầu hết các quý trong nhiều năm trở lại đây. Nhưng, nếu so với nhiều nước thì con số này thành công hơn rất nhiều. Bởi so sánh, tăng trưởng của Trung Quốc suy giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước, Hồng Kông sụt giảm gần 9%, Thái Lan tăng trưởng âm trong quý I…
"Tôi cho rằng, con số 3,82% trong quý I của Việt Nam là mức khích lệ. Nhưng, chúng ta không thể đạt được mức tăng trưởng mục tiêu 6,8% như đã đề ra. Do đó, Chính phủ đang điều chỉnh mục tiêu mới là 5%", chuyên gia đến từ Trường chính sách công và quản lý Fulbright, nhận xét.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm261
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,561
  • Tổng lượt truy cập90,280,954
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây