Học tập đạo đức HCM

Kiên Giang: Nuôi heo theo cách “không giống ai”, vượt qua dịch tả, tiền thu đều đều

Thứ bảy - 01/08/2020 08:48
Với cách nuôi heo “không giống ai” bà Nguyễn Thị Ngân (Sáu Ngân, ngụ xã Tân An, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) đã thu về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/năm.

Hiện nay, đa số các hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp để chăn nuôi heo, thì bà Ngân lại tận dụng lúa gạo do gia đình sản xuất để đặt rượu lấy hèm nuôi heo. Đặc biệt, với bí quyết riêng của mình, bà Ngân đã bảo vệ đàn heo của gia đình "thoát hiểm" trong đợt dịch tả heo châu Phi vừa qua và tiếp tục phát triển.

Về ấp Tân An, xã Tân An, gặp bà Ngân đúng lúc bà đang cho đàn heo ăn cử sáng, bà Ngân khoe, hiện trong chuồng có đủ cỡ heo gồm 10 con heo tơ, 12 heo con vừa tách bầy và 3 con heo nái đang cắn ổ. 

Để nuôi heo hiệu quả, bà tranh thủ nấu rượu, tận dụng hèm làm thức ăn cho heo và cung cấp rượu sạch ra thị trường. Với cách làm này giúp gia đình bà chủ động được nguồn thức ăn cho heo, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Kiên Giang: Nuôi heo theo kiểu “không giống ai” mà thu lãi 200 triệu đồng/năm - Ảnh 1.

Nuôi heo theo kiểu “không giống ai”, bà Ngân thu lãi 200 triệu đồng/năm. Ảnh: NQ.

Bà Ngân chia sẻ: "Nhiều năm nay, gia đình tôi kết hợp nấu rượu và chăn nuôi heo. Tôi thấy mô hình này đem lại hiệu quả cao. Mỗi ngày, tôi nấu rượu để bán cho mối ở các chợ và các tiệm tạp hóa. Khi có đám tiệc khách hàng đặt rượu nấu không kịp. Nấu rượu chủ yếu để tận dụng hèm cho heo ăn, lấy công làm lời, ngoài hèm thì tôi tận dụng phế phẩm nông nghiệp, cám gạo nấu cho heo ăn nên chất lượng thịt heo ngon, được thị trường ưa chuộng".

Hỏi bí quyết nào giúp đàn heo gia đình bà không bị dịch bệnh, bà Ngân chia sẻ: "Thường ngày tôi sử dụng tro trấu nấu rượu để tấn xung quanh chuồng và rãi lên mặt chuồng, cứ 2-3 ngày quét dọn tro một lần. Có lẽ vì tro có chất diệt khuẩn nên tôi không phải tốn chi phí mua hóa chất vệ sinh chuồng".

Kiên Giang: Nuôi heo theo kiểu “không giống ai” mà thu lãi 200 triệu đồng/năm - Ảnh 2.

Nhờ chăm sóc tốt đàn heo cùng với công tác phòng dịch bệnh kỹ nên đàn heo của gia đình bà Ngân ngày càng phát triển. Ảnh: NQ.

25 năm chăn nuôi heo, có những thời điểm giá heo xuống thấp nhưng bà Ngân vẫn kiên trì nuôi không để trống chuồng và tìm cách giảm chi phí đầu vào. Nhờ vậy, mỗi năm, gia đình bà Ngân xuất chuồng 2-3 đợt heo thương phẩm, thu về từ 150-200 triệu đồng.

Kiên Giang: Nuôi heo theo kiểu “không giống ai” mà thu lãi 200 triệu đồng/năm - Ảnh 3.

Từ tiền bán heo và làm ruộng, năm 2004, khi trong xã chưa nhiều hộ áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch thì bà Ngân đã mua được máy gặt đập liên hợp trị giá 240 triệu đồng. Ảnh: NQ.

Từ tiền bán heo và làm ruộng, năm 2004, khi trong xã chưa nhiều hộ áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch thì bà Ngân đã mua được máy gặt đập liên hợp trị giá 240 triệu đồng. Sau hai vụ lúa, bà Ngân dành dụm tiền mua tiếp 1 máy cắt làm dịch vụ.

Năm 2006, giá heo tăng cao sau thời gian dài rớt giá, bà Ngân xuất chuồng bán đàn heo hơn chục con thu về 100 triệu đồng lợi nhuận. Cũng năm này bà Ngân cất được căn nhà tường khang trang.

Ngoài ra, trong sản xuất lúa, bà Ngân chỉ sử dụng giống lúa chất lượng cao được thị trường ưa chuộng, đồng thời, áp dụng cơ giới hóa hầu hết các khâu từ gieo sạ, phun thuốc, bón phân đến khâu thu hoạch để hạ giá thành sản xuất.

Nhờ chịu khó lại giỏi tính toán nên từ 5 công ruộng của ngày đầu lập nghiệp, đến nay gia đình bà Ngân sở hữu 25 công ruộng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, nuôi con thành đạt, bà Ngân còn tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm sản xuất do Hội Nông dân xã tổ chức.

Theo Hội Nông dân xã Tân An, những năm qua, bà Ngân luôn tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo tại địa phương như hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm hộ có hoàn cảnh khó khăn, tích cực đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ hỗ trợ nông dân… góp phần cùng tổ chức Hội xây dựng phong trào địa phương ngày càng phát triển. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay65,456
  • Tháng hiện tại896,183
  • Tổng lượt truy cập92,069,912
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây