Học tập đạo đức HCM

Ngành điều cấp tốc dựng 2 kịch bản ứng phó làn sóng Covid-19 lần hai

Chủ nhật - 02/08/2020 09:14
Làn sóng Covid-19 lần một đã gây ra không ít tổn thương lên ngành điều. Làn sóng Covid-19 lần 2 tiếp tục ẩn chứa nhiều dự cảm xấu và đầy rủi ro, tiếp tục đe dọa ngành điều.

Báo cáo của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, tình hình xuất khẩu điều nhân thời qua vẫn tốt. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ lưỡng tình hình tiếp theo bởi những tác động có độ trễ từ đại dịch Covid-19.

Theo ông Phạm Văn Công – Chủ tịch Vinacas, nhu cầu tiêu dùng nhân điều toàn cầu từ nay đến cuối năm 2020 vẫn là dấu hỏi lớn. Bởi hạt điều không phải là sản phẩm thiết yếu, không thể thay thế. Thực tế là tiêu thụ điều trong nhà hàng, các cơ sở lưu trú, khách sạn, du lịch giảm do giãn cách xã hội.

Ngành điều cấp tốc dựng 2 kịch bản ứng phó làn sóng Covid-19 lần hai - Ảnh 1.

Giá hạt điều ở Bình Phước dao động từ 18.000-21.000 đồng/kg; thấp hơn giá bán từ 30.000-32.000 đồng/kg của cùng kỳ 2019.

2 kịch bản có thể xảy ra

Với kịch bản tốt, đại dịch Covid-19 bị ngăn chặn, thế giới tìm  ra vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh.

Lúc này, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ hoạt động bình thường trở lại. Nhu cầu ở thị trường Trung Quốc và thị trường nội địa Ấn Độ khởi sắc trở lại. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc thực vật tiếp tục gia tăng ở Mỹ và châu Âu. Cùng với đó, nhu cầu thị trường châu Âu được dự báo tăng mạnh, đặc biệt sau khi Việt Nam - EU chính thức thông qua 2 hiệp định EVFTA và EVIPA.

Có điểm đáng lưu ý trong kịch bản này, các mùa vụ lớn trên thế giới đã kết thúc, lượng hàng dự trữ được điều tiết và bán ra thị trường ở mức ổn định. Vì thế, mặt bằng giá nguyên liệu mới được thiết lập.

Việc nhiều cơ sở chế biến điều quy mô nhỏ và vừa ở cả Việt Nam, Ấn Độ giảm công suất, ngưng hoạt động tuy là tin xấu nhưng lại làm cho lượng hàng cung ứng ra thị trường giảm. Về lý thuyết, giá có thể sớm tăng trở lại theo quy luật cung cầu trên thị trường.

Ngành điều cấp tốc dựng 2 kịch bản ứng phó làn sóng Covid-19 lần hai - Ảnh 2.

Một cơ sở chế biến điều nhân ở Bình Phước

Một số doanh nghiệp lớn đầu cơ và hỗ trợ thị trường nguyên liệu, điều tiết giá trên thị trường giai đoạn cao điểm cuối năm, tương tự như thương vụ mua điều thô của tập đoàn Tân Long cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên Vinacac cũng lưu ý, khả năng chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ hoạt động bình thường trở lại theo kịch bản này khó có thể xảy ra.

Kịch bản tiếp theo là mọi thứ không hề tốt. Làn sóng Covid-19 lần thứ 2 có thể xảy ra, dẫn đến những tác động tiêu cực và bất khả kháng không thể lường trước được. Chuỗi cung ứng điều toàn cầu tiếp tục bị phân mảnh.

Nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc tiếp tục ảm đạm, đặc biệt ở giai đoạn cao điểm cuối năm. Trước đó, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu điều nhân của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh, trong khi thanh khoản ở thị trường Mỹ, châu Âu vẫn duy trì ở mức tốt. Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu đi Trung Quốc giảm gần 30% về lượng và giảm 44% về giá trị.

Ngành điều cấp tốc dựng 2 kịch bản ứng phó làn sóng Covid-19 lần hai - Ảnh 3.

Nửa đầu năm, xuất khẩu điều nhân sang Trung Quốc giảm mạnh

Thị trường nội địa Ấn Độ tiếp tục bị ảnh hưởng, đặc biệt trong giai đoạn diễn ra những lễ hội quan trọng, mùa cưới, mùa đông. Kéo theo đó, tình trạng nguyên liệu cập cảng xếp đầy trong các kho ngoại quan tại Việt Nam và Ấn Độ có thể xảy ra do thanh khoản thấp, không người mua nào có khả năng thu mua đầu cơ trong dài hạn.

Chính phủ Bờ Biển Ngà thay đổi chính sách và cho phép "xả hàng" ở giai đoạn nhạy cảm, có thể làm giá điều giảm sâu và nhiều doanh nghiệp có thể thua lỗ.

Công suất chế biến tiếp tục tăng trong khi thanh khoản trên thị trường điều nhân thấp cũng là sức ép để giảm giá. Điều này sẽ không có lợi cho toàn ngành.

Ngành điều cấp tốc dựng 2 kịch bản ứng phó làn sóng Covid-19 lần hai - Ảnh 4.

Vinacas đề xuất mục tiêu xuất khẩu 450.00 tấn nhân điều các loại với kim ngạch xuất khẩu 3,2 tỷ USD.

Ông Phạm Văn Công cho biết, Hiệp hội đề xuất mục tiêu xuất khẩu 450.00 tấn nhân điều các loại với kim ngạch xuất khẩu 3,2 tỷ USD. 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã đạt 51,65% kế hoạch đề ra và tiếp tục đặt hy vọng sẽ vượt kế hoạch.

"Dù nửa đầu năm, toàn ngành chỉ mới nhập được 48,9% lượng điều thô (kế hoạch cả năm 1,3 triệu tấn), Vinacas vẫn tiếp tục giữ vững chủ trương giảm lượng, tăng chất trong nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu điều", ông Công chia sẻ.

Dù chịu tách động bởi đại dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp tình hình thế giới, xuất khẩu nhân điều nửa đầu năm 2020 vẫn tăng trên 16% về lượng (trên 232.000 tấn nhân điều các loại) và tăng 1% về trị giá (xấp xỉ 1,53 tỷ USD) so cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân: 6.606 USD/tấn điều nhân các loại, giảm gần 14% so với cùng kỳ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại284,760
  • Tổng lượt truy cập92,662,424
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây