Học tập đạo đức HCM

Nam Định: Sâu bệnh hoành hành cây lúa

Thứ bảy - 08/08/2020 10:52
Hiện nay, trên các cánh đồng lúa ở Nam Định, một số sâu hại đã xuất hiện. Dự báo, thời gian tới, sâu hại sẽ phát triển mạnh nếu không phun trừ kịp thời.
Các trà lúa ở Nam Định đang đẻ nhánh khỏe và phát triển nhanh. Ảnh: Mai Chiến.

Các trà lúa ở Nam Định đang đẻ nhánh khỏe và phát triển nhanh. Ảnh: Mai Chiến.

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định, rầy lứa 4 (chủ yếu rầy lưng trắng) đã nở rộ từ ngày 27/7 - 2/8, mật độ trung bình 100 - 150 con/m2, nơi cao 200 - 300 con/m2, cá biệt > 1.000 con/m2. Mật độ rầy cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2018, 2019 (từ 3 - 5 lần) do điều kiện thời tiết thuận lợi cho rầy phát sinh gây hại.

Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức phun thuốc trừ rầy lứa 4 để phòng ngừa bệnh lùn sọc đen tập trung cho 27.615ha/31.683ha cần trừ (87,2% diện tích) đạt hiệu quả cao. Hiện tại, rầy phổ biến tuổi 2, 3, 4. Mật độ trung bình 50 - 100 con/m2, cao 300 - 400 con/m2.

Chi cục dự báo, rầy lứa 5 (chủ yếu rầy lưng trắng) sẽ nở rộ từ ngày 25/8 - 2/9; mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2, cao 1.000 - 2.000 con/m2, cục bộ >3.000 con/m2. Lứa rầy này sẽ gây hại diện lúa đại trà.

Bệnh sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 cũng đang nở rộ chủ yếu tuổi 2, 3 với mật độ phổ biến 1 - 2 con/m2, cao 30 - 50 con/m2, cá biệt 70 - 100 con/m2; tập trung ở những diện tích lúa tốt sớm, ven làng, ven thổ của các huyện phía Nam tỉnh như Nghĩa Bình, Nghĩa Tân (huyện Nghĩa Hưng); Trực Chính, Việt Hùng (huyện Trực Ninh); Hải Xuân, Hải An (huyện Hải Hậu); Tam Thanh, Vĩnh Hào (huyện Vụ Bản)...

Mật độ sâu và mức độ gây hại cao hơn cùng kỳ vụ trước do thời tiết thuận lợi cho sâu phát sinh và gây hại. Dự báo, trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 sẽ vũ hóa rộ từ ngày 17 - 25/8.

Lứa sâu này ra rải, kéo dài và phân bố không đồng đều giữa các huyện, thành phố. Mật độ sâu và mức độ gây hại tương đương trung bình nhiều năm, cao hơn so với vụ mùa 2019. Đây là lứa sâu chính gây hại diện lúa đại trà, nếu không tổ chức phun trừ kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn đến năng suất.

Bên cạnh đó, bệnh khô vằn cũng đã xuất hiện trên lúa mùa sớm, mùa trung tốt sớm với tỷ lệ bệnh nơi cao 3 - 5%, cá biệt 10 - 15%. Mức độ phát sinh và lây lan thấp hơn cùng kỳ năm 2019. Bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan mạnh trên các trà lúa từ nay đến cuối vụ do từ nay đến cuối tháng 8 có mưa nhiều ngày.

“Ngoài các bệnh gây hại trên, bệnh lùn sọc đen có khả năng sẽ phát sinh với mức độ cao hơn cùng kỳ năm 2019. Kết quả xét nghiệm virus từ 29/6 - 4/8 có 6/142 mẫu rầy và lúa đã giám định dương tính với virus lùn sọc đen, cao hơn cùng kỳ năm trước là 1,04%. Trong thời gian tới, bệnh có xu hướng tăng nhanh và thể hiện rõ trên đồng ruộng”, Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định cho hay.

Ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định cho hay, đơn vị đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn các hộ nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng; phát hiện kịp thời các diện tích lúa có mật độ sâu, rầy tới ngưỡng phòng trừ; tranh thủ thời tiết thuận lợi để phun thuốc kịp thời theo nguyên tắc “4 đúng”. 

Tiếp tục phun trừ rầy lưng trắng lứa 4 phòng ngừa bệnh lùn sọc đen cho những diện tích chưa phun hoặc phun xong gặp mưa.

Phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 từ ngày 6 - 10/8 cho diện tích có mật độ ≥ 30 con/m2 trở lên, chủ yếu ở những diện tích lúa tốt sớm, ven làng ven thổ của các huyện phía Nam tỉnh.

“Tránh phun thuốc tràn lan gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Nếu các đối tượng dịch hại cần phòng trừ xuất hiện cùng 1 lúc có thể phối hợp các loại thuốc nhưng vẫn giữ nguyên nồng độ của mỗi loại. Trong thời gian 4 giờ sau phun gặp mưa phải phun trừ lại”, ông Chính khuyến cáo.

Theo MAI CHIẾN/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại856,664
  • Tổng lượt truy cập93,234,328
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây