Học tập đạo đức HCM

Thị trường trong nước là bệ đỡ cho sản xuất, kinh doanh thời Covid-19

Thứ tư - 12/08/2020 04:58
Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng nhờ phát triển thị trường trong nước, các nhóm hàng các nhóm hàng lương thực, thực phẩm vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng.
Bà Dương Thanh Tâm, đại diện Vincommerce tham gia thảo luận về phát triển thị trường cho hàng Việt Nam tại hội nghị tổng kết cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Dương Thanh Tâm, đại diện Vincommerce tham gia thảo luận về phát triển thị trường cho hàng Việt Nam tại hội nghị tổng kết cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Ảnh: Tùng Đinh.

Theo báo cáo được đưa ra trong Hội nghị tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2014-2020, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng bán lẻ hàng hóa vẫn tăng trưởng khoảng 3,6%, chủ yếu nhờ các nhóm hàng lương thực, thực phẩm và trang thiết bị gia đình.

Bộ Công thương đánh giá thị trường trong nước thực sự là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và ngành phân phối là một trong những động lực để phát triển kinh tế trong thời kỳ mới vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo đảm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Cụ thể, mô hình "Tự hào hàng Việt Nam" trong giai đoạn 2014-2020 đã xây dựng được trên 100 điểm bán hàng Việt Nam và đều được các địa phương nhiệt tình ủng hộ.

Các điểm bán hàng Việt Nam được đánh giá là một điểm phát luồng hàng hóa trong khu vực, điểm tập kết các đặc sản vùng, địa phương nhằm tăng cường quảng bá du lịch. Đây cũng là mô hình thương mại hai chiều, đưa hàng hóa Việt có chất lượng từ các địa phương khác đến tận tay người tiêu dùng và thu hút hàng hóa nông sản, đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố khác.

Các địa phương cũng có những sáng kiến để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và các mặt hàng Việt Nam với sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ như TP.HCM đã hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm các địa phương, ưu tiên hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP.

Bên cạnh đó, hướng đến xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản, đặc sản ở từng địa phương, vùng, miền; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trong khi đó, Hà Nội lại hỗ trợ các tỉnh, thành tổ chức khoảng 30 tuần hàng trái cây, nông sản tại Thủ đô hay hỗ trợ quảng bá, giới thiệu trên 3.000 sản phẩm trên Trang thông tin nông sản an toàn của thành phố.

Cho đến nay, sau 6 năm triển khai đề án, hệ thống phân phối hàng hóa đã được phát triển rộng khắp trên cả nước. Thiết lập trên 100 điểm bán hàng Việt Nam trên cả nước, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam".

Hiện trên toàn quốc có khoảng hơn 20.000 điểm bán hàng bình ổn thị trường, trong đó chủ yếu tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và các hàng hóa thiết yếu Việt Nam.

Nông sản Việt Nam với thương hiệu VinEco.

Nông sản Việt Nam với thương hiệu VinEco.

Siêu thị lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Ngoài hệ thống nói, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi bán hàng Việt Nam cũng là một kênh phân phối mạnh các sản phẩm Việt Nam, đặc biệt là nông sản tới tay người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến Vincommerce, mở được hơn 100 siêu thị Vinmart và 2.000 cửa hàng Vinmart+ với nhiều chính sách hỗ trợ cho hàng hóa Việt Nam.

Bà Dương Thanh Tâm, Phó Tổng giám đốc Vincommerce cho biết, sau 5 năm phát triển hệ thống cửa hàng Vinmart và Vinmart+ đã trở thành chuỗi bán lẻ lớn nhất của Việt Nam.

"Ngay từ đầu, những năm 2016-2017, Vincommerce đã thực hiện đề án cộng sinh với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam và là một trong những chương trình thành công nhất.

Đề án thực hiện cùng 250 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam bằng cách bán không lợi nhuận và chia sẻ doanh thu giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận từ đó tái đầu tư, cải tiến các dây chuyền sản xuất, chất lượng tiến tới hạ giá thành và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt Nam", bà Dương Thanh Tâm chia sẻ.

Theo đại diện Vincommerce, sau 5 năm phát triển hệ thống bán hàng đã hiện diện ở 53 tỉnh thành, cùng với đó là sự xuất hiện của hàng hóa từ các doanh nghiệp Việt ở từng đó địa phương.

"Nếu mỗi doanh nghiệp tự phát triển mạng lưới của mình thì rất khó để xây dựng được hệ thống như vậy", bà Tâm nhận định.

Trong thời gian Covid-19 vừa qua, Vincommerce đã có nhiều phương án thiết thực để hỗ trợ cho hàng Việt Nam, đặc biệt là nông sản tiếp cận thị trường. Tháng 4-5/2020, Vincommerce đã có chương trình trợ giá nông sản với thương hiệu Vineco, vừa giúp người tiêu dùng có thực phẩm sạch, vừa giúp hơn 400 doanh nghiệp sản xuất nông sản tăng được sản lượng tiêu thụ trong mùa Covid.

Tại các địa phương, đơn vị này cũng làm việc với ngành công thương để đưa các đặc sản vào siêu thị, nếu như được người tiêu dùng yêu thích sẽ mở rộng ra bán thêm ở nhiều nơi khác. Đây cũng là một cách để phát triển, hỗ trợ hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam.

Theo Tùng Đinh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại857,403
  • Tổng lượt truy cập93,235,067
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây