Anh Phạm Văn Hiếu cho biết, hiện vườn lan của anh đang có hàng chục loại hoa lan rừng khác nhau, với hàng nghìn chậu to nhỏ. Trong số các chậu lan này phải kể đến những giò lan đột biến như phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ, giả hạc đột biến 5 cánh trắng H0, hồng Yên Thủy, hồng Minh Châu...Theo anh Hiếu, giá trị của những giò lan đột biến quý hiếm thường ở mức cực cao và được tính bằng cm.
"Giá trị của mỗi giò lan rừng phụ thuộc vào độ quý hiếm và vẻ đẹp của loài hoa, nhất là những giò lan rừng đột biến có giá trị rất "khủng" và chỉ những người chơi lan, hiểu lan mới biết được giá trị thật của nó. Nhiều giò lan đột biến có mức giá mà người bình thường cho là "điên rồ, không thể tin nổi". Loại lan đột biến đắt nhất vườn nhà tôi có giá tới gần 4 triệu/cm, đây là một loại lan cực hiếm, mặt hoa lại đẹp hiếm thấy", anh Hiếu tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Cũng theo anh Hiếu, hiện nay lan đột biến đắt như vàng và xu thế chơi lan đột biến lại phát triển rất mạnh. Nhưng không vì thế mà các dòng lan rừng phổ biến, hàng bình dân bán chậm lại. Nhưng thời gian sắp tới anh Hiếu có ý định rút gọn hàng thường lại, đẩy mạnh phát triển loại lan đột biến để có đủ giống chia sẻ cho người chơi.
"Lan đột biến tuy có giá trị đắt như thế nhưng lại rất dễ bán, chỉ cần biết mình có ki giống của loại lan hiếm, lan đột biến là người ta đến tận vườn mua ngay. Nhiều loại chỉ dài có vài cm nhưng có giá cả chục triệu đồng, còn đối với loại rẻ nhất cũng có giá vài trăm ngàn/cm. Mỗi chậu lan đột biến sau một năm chăm sóc có giá trên 100 triệu là chuyện bình thường", anh Hiếu nói thêm khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Vừa trồng lan rừng, anh Hiếu vừa rút kinh nghiệm nên càng về sau vườn lan rừng phát triển ngày càng tốt và các giống lan rừng được anh nhân, cấy luôn tại chỗ. Ai có nhu cầu mua loại nào là anh đều có thể đáp ứng được hết. Hiện vườn lan rừng của anh Hiếu trở thành địa chỉ quen thuộc, chuyên cung cấp các loại lan rừng trên địa bàn tỉnh Nam Định và trở thành một trong những địa chỉ thú vị của nhiều người chơi lan rừng tới thăm quan, giao lưu, chia sẻ chuyện đời, chuyện nghề...
Càng về sau công việc gia công chơ khí càng kém đi, thu nhập không còn đảm bảo khiến anh phải nghĩ tìm cách mưu sinh khác. Tình cờ, trong một lần đi thi công sân vườn trồng lan rừng cho một gia đình, anh được ngắm một chậu lan rừng đang nở rực hoa và tỏa hương thơm ngào ngạt.Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Phạm Văn Hiếu tâm sự, trước khi bén duyên với nghề trồng lan rừng anh từng gắn bó với nghề cơ khí gần 20 năm.
Kể từ đó anh Hiếu say mê lan rừng từ lúc nào không hay và dành tâm huyết, thời gian, công sức cho loại hoa này.
Ngày đầu tập tành chơi lan, có bao nhiêu tiền dành dụm được từ những tháng năm làm nghề cơ khí, anh chi tiêu hết vào các chuyến đi sưu tầm các loại lan rừng. Trước là anh sưu tầm về trồng chơi ở vườn nhà cho thỏa trí đam mê. Nhưng sau đó, những chậu lan rừng mà anh trồng được nhiều người đến hỏi mua và trả giá khá cao.
Anh Hiếu thầm nghĩ, nếu mà trồng hoa lan rừng hết cả vườn nhà thì chắc chắn có thể làm giàu được.
Từ suy nghĩ đó, đầu năm 2014, anh Hiếu dừng hết công việc liên quan đến cơ khí để chuyển sang trồng lan rừng.
Trong khu vườn lan của gia đình, anh Hiếu đã sưu tầm, nhân giống các loại lan rừng quý như: phi điệp, đai châu, lan đuôi chồn, lan đuôi cáo, lan giáng hương tam bảo sắc......
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm quan mô hình trồng lan rừng của gia đình mình, anh Hiếu cho hay, hiện vườn lan rừng của gia đình anh đã đem lại hiệu quả kinh tế khá tốt, nhất là xu thế dân đang giàu lên và tốc độ đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ. Thêm vào đó, đời sống kinh tế tăng lên nên thú chơi hoa lan, trồng phong lan đã đến được với ngày càng nhiều người.
"Trung bình mỗi năm, tôi bán ra thị trường hơn 1.000 chậu lan rừng các loại, mỗi chậu có giá trung bình khoảng 300 ngàn đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm tôi có thu nhập khoảng 150 triệu đồng. So với cấy lúa, trồng rau thì trồng lan rừng thu nhập cao hơn, lại thỏa được niềm đam mê của mình", anh Hiếu chia sẻ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã