Học tập đạo đức HCM

Nguy cơ “vỡ trận” cây có múi (Bài 1): “Máy in tiền” trở thành gánh nặng

Thứ tư - 06/01/2021 02:16
Cây cam đã từng được coi là cây tiền tỷ, là cái "máy in tiền" ở xứ Mường, Hòa Bình. Chỉ trong một thập niên trở lại đây, đất Cao Phong - thủ phủ cam của Hòa Bình đã xuất hiện vài trăm tỷ phú. Nhưng đó đã là câu chuyện của những năm giá cam cao ngất ngưởng...

Khoảng 4-5 năm trở lại đây, phong trào trồng cam, bưởi phát triển rầm rộ ở nhiều địa phương. Từ đồng bằng tới miền núi, từ đất lúa cho tới các triền đồi đều thấy người dân cải tạo để trồng cam, bưởi khiến sản lượng tăng nhanh. Năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên quả cam, bưởi không xuất khẩu được, giá giảm mạnh, khắp nơi bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo đầu ra…

Cây cam đã từng được coi là cây tiền tỷ, là cái "máy in tiền" ở xứ Mường, Hòa Bình. Chỉ trong một thập niên trở lại đây, đất Cao Phong - thủ phủ cam của Hòa Bình đã xuất hiện vài trăm tỷ phú. Nhưng đó là câu chuyện của những năm giá cam cao ngất, chứ giờ đây, khi nhà nhà trồng cam, cây cam lại đang trở thành gánh nặng của nhiều hộ gia đình.

Diện tích cam tăng chóng mặt

Nguy cơ “vỡ trận” cây có múi - Ảnh 1.
  • Nông dân huyện Cao Phong (Hòa Bình) thu hoạch cam. Ảnh: Minh Ngọc
 

Chưa đầy 10 năm, diện tích trồng cam Cao Phong tăng lên tới 4-5 lần, từ chỗ chỉ có vài trăm ha quanh thị trấn Cao Phong, đến nay cam có mặt ở khắp nơi. Những quả đồi trước đây chỉ để cho tre pheo mọc rậm rịt, người ta cũng thuê máy vào giật cấp, đánh bậc thang để trồng cam...

Ở Cao Phong bây giờ, những vườn cam chạy dài tít tắp, cam chín vàng rực tưởng như không có điểm kết. Vườn nọ nối vườn kia, đâu đâu cũng thấy cam. Trái với quy mô về diện tích, việc tiêu thụ sản phẩm lại đang làm cho các nhà vườn đau đầu. Cam năm nay ngon hơn, ngọt hơn, nhưng lại bán chậm và giá thấp, nguyên nhân do sản lượng cam của Hòa Bình tăng chóng mặt, dấu hiệu cung vượt cầu.

Phải thừa nhận nhờ cây cam, diện mạo thị trấn Cao Phong trong mấy năm gần đây đã thay đổi chóng vánh. Những ngôi nhà cao tầng san sát mọc lên, ôtô đời mới chạy chen chúc... như tô điểm thêm phần phát triển rực rỡ của thị trấn giàu nhất xứ Mường - nơi mọi người thường ví von là thị trấn tỷ phú. Nhà nào có vài ha cam cho thu hoạch, việc thu tiền tỷ trong tầm tay.

Ông Tạ Đình Đào (ở thị trấn Cao Phong) là một trong những người đầu tiên trồng cam và cũng là tỷ phú trồng cam sớm của đất Mường. Năm 1994, ông Đào mới bắt đầu trồng cam. Khi đó, chỉ có những diện tích đất đẹp, phẳng như cánh cò bay mới dùng để trồng cam, và cũng chỉ ai có máu liều mới dám trồng loại cây này. Bởi lẽ cây cam sau 4-5 năm mới cho thu hoạch, cam Cao Phong lúc đó chưa được nhiều người biết đến, nên bán rất chậm, giá thấp. 

Từ 1ha ban đầu, ông Đào vẫn kiên trì mở rộng vườn và mua thêm đất trồng cam. Theo lý giải của ông Đào, khi đó, cây cam cho lợi nhuận cao hơn cây mía, ngô. Do vậy, cam vẫn có đất sống.

Hai thập kỷ gắn bó với cây cam, ông Đào cũng trải qua bao buồn vui. Những năm đầu, tư thương đến mua cam với giá rất thấp, ông Đào chưa tự đi bán cam được nên phải trông cả vào họ. 

Đến đầu những năm 2010, giá cam ở Cao Phong mới chỉ được 5.000 - 10.000 đồng/kg. Thế rồi mấy năm gần đây, cam Cao Phong bắt đầu có thương hiệu, giá cam tăng theo cấp số nhân. Năm 2012 - 2016, giá cam đạt 35.000 đồng/kg tại vườn, tư thương tranh nhau mua. 

"1ha cam trong giai đoạn thu hoạch cho thu từ 50 - 80 tấn, thu tiền tỷ dễ như trở bàn tay" - ông Đào chia sẻ.

Tổng diện tích cây ăn quả có múi toàn tỉnh Hoà Bình hiện khoảng 11.500ha (cam 5.500ha, quýt hơn 500ha, bưởi 5.200ha, chanh 375ha), trong đó diện tích thời kỳ kinh doanh đạt khoảng 7.400ha, sản lượng ước đạt gần 160.000 tấn. Dự kiến năm 2020, giá trị thu nhập bình quân đạt trên 350 triệu đồng/ha/năm.

Bạt núi, san đồi trồng cam
Trước đây, chỉ có diện tích đất đẹp người ta mới trồng cam bởi loại cây này cần thổ nhưỡng tốt, nhiều nước, công chăm sóc, đầu tư lớn. Biết cây cam khó tính như thế, nhưng do giá cứ tăng vù vù nên người dân ở các xã quanh thị trấn Cao Phong như Bắc Phong, Nam Phong, Đông Phong… thậm chí ở nơi cao chót vót như xã Tây Phong, Yên Lập người ta cũng lao vào trồng cam.

Phong trào trồng cam phát triển rầm rộ, chẳng ai cản nổi. Bà Nguyễn Thị Thi - hộ buôn cam lớn nhất đất Cao Phong chia sẻ, đến mùa cam, xe tải, xe con nối đuôi nhau về đây "ăn" hàng. Cam Cao Phong có thương hiệu, bà con bán cam vô cùng dễ lại được giá cao.

Nguy cơ “vỡ trận” cây có múi (Bài 1): “Máy in tiền” trở thành gánh nặng - Ảnh 5.

Thủ phủ cam Cao Phong (Hòa Bình) đang vào mùa thu hoạch cam. Ảnh: Minh Ngọc

Nhưng chưa đầy 10 năm, diện tích trồng cam Cao Phong tăng lên tới 4-5 lần, từ chỗ chỉ có vài trăm ha quanh thị trấn Cao Phong, đến nay cam có mặt ở khắp nơi. Những quả đồi trước đây chỉ để cho tre pheo mọc rậm rịt, người ta cũng thuê máy vào giật cấp, đánh bậc thang để trồng cam. Đất cao như xã Yên Lập, Yên Thượng - xứ sở của rừng cũng biến thành đồi cam.

Đó là chưa kể, nhiều huyện khác của tỉnh Hòa Bình như Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn và Kim Bôi, hay những tỉnh miền núi khác như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang…, người dân cũng đang đua nhau trồng cam, bưởi.

Nhà nào trồng cây xuống cũng mong đến ngày hái quả. Tuy nhiên, khi diện tích cam tăng chóng mặt, cũng là lúc giá cam lại đi ngược lại, từ vài chục nghìn đồng/kg, nay giá cam bắt đầu xuống dốc không phanh, tiêu thụ chậm. Nhiều nhà vườn bắt đầu cảm nhận được "vị đắng" từ cây cam.

Nguy cơ “vỡ trận” cây có múi (Bài 1): “Máy in tiền” trở thành gánh nặng - Ảnh 6.

Các tiểu thương phân loại, đóng thùng cam trước khi đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Minh Ngọc

Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà vườn chỉ biết trồng cam, còn việc tiêu thụ phó mặc cho thương lái. Chưa một đơn vị hay tổ chức nào ký kết việc tiêu thụ cam cho bà con ở Cao Phong. Cứ sau mỗi năm, vấn đề tiêu thụ hết sản lượng cam khổng lồ của toàn tỉnh (khoảng 8 - 9 vạn tấn) cộng thêm 4 vạn tấn bưởi là một vấn đề nan giải.

Chị Bùi Thị Quỳnh (ở xã Nam Phong) trồng 1ha cam. Năm ngoái, chị chạy đôn chạy đáo mới bán hết 20 tấn cam. Vụ cam năm nay tình hình còn khó khăn hơn, bởi lẽ những mối quen họ đều ít đến mua. Chị hỏi lý do thì ai cũng bảo năm nay cam bán chậm hơn do khó tiêu thụ, dịch Covid-19 phức tạp…

Chị Quỳnh nhẩm tính, 1ha cam, mỗi năm đầu tư phải hết 150 triệu đồng. Với sản lượng 30 - 40 tấn (được mùa), nhưng năm nay 1ha chỉ được trên dưới khoảng 15 tấn, trừ hao hụt khi thu hái, người trồng cam đang không có công. "Không phải lúc nào người trồng cam cũng bán được vườn, giá cả thuận lợi. Thấy giá cam rẻ nên tôi chở cam ra chợ Bóp ở thị trấn Cao Phong bán buôn. Mỗi thùng cam cũng thêm được đôi trăm nghìn, đỡ thiệt" - chị Quỳnh chia sẻ.

Thấy cam bắt đầu chín đỏ vườn mà người mua vẫn thưa thớt, anh Khuất Cao Khuê (ở xã Đông Phong) chạy đôn, chạy đáo khắp nơi bán cam. "Nếu mình bán ở vườn, giá rẻ lắm. Tư thương được đà, họ ép giá, mình bán theo giá của họ thì lỗ. Tôi đang chủ động chuyển cam về Hà Nội bán, với hy vọng kiếm được giá tốt hơn" - anh Khuê chia sẻ. 

Theo Xuân Tuấn/danviet.vn
https://danviet.vn/nguy-co-vo-tran-cay-co-mui-bai-1-may-in-tien-tro-thanh-ganh-nang-20210105172017008.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay28,238
  • Tháng hiện tại982,050
  • Tổng lượt truy cập92,155,779
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây