Học tập đạo đức HCM

Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ, Cục trưởng Cục Trồng trọt nói: Việt Nam vẫn thừa lương thực

Thứ tư - 06/01/2021 22:24
Liên quan đến thông tin Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khẳng định, có việc này nhưng gạo nhập từ Ấn Độ 100% là tấm và phục vụ chế biến.

Trao đổi với Dân Việt chiều 6/1 liên quan đến việc Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định, điều này là hoàn toàn bình thường trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. 

"Việc Việt Nam lần đầu tiên mua gạo từ Ấn Độ không có nghĩa Việt Nam đang thiếu hụt nguồn cung lương thực nên phải nhập khẩu" - ông Cường khẳng định.

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt, đến thời điểm này, Việt Nam vẫn đang dư thừa lương thực, đủ sức phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chế biến của 100 triệu dân và chủ động cung ứng đủ lượng gạo xuất khẩu.

"Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn do thiên tai, nhờ chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng, điều chỉnh lịch thời vụ, năng suất lúa tăng đáng kể nên dù diện tích lúa giảm khoảng 190.000ha nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt 42,8 triệu tấn thóc, trong khi xuất khẩu chỉ 6,1 triệu tấn, trị giá trên 3 tỷ USD, còn lại là phục vụ nhu cầu ăn uống, chế biến trong nước" - ông Cường nói. 

Ông Cường cho biết thêm, hiện tại, thời vụ sản xuất lúa vẫn diễn biến theo đúng kế hoạch, dự kiến, ngay trong tháng 1/2021 sẽ thu hoạch được 1,2 triệu tấn thóc của vụ đông xuân sớm. 

Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ, Cục trưởng Cục Trồng trọt nói: Việt Nam vẫn thừa lương thực - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định, việc Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ là hoàn toàn bình thường, do nhu cầu sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và gạo tấm Ấn Độ nhập về chỉ phục vụ chế biến.

"Qua nắm thông tin tôi được biết chúng ta nhập khoảng 70.000 tấn gạo từ Ấn Độ nhưng 100% là tấm, việc Việt Nam lần đầu tiên mua gạo từ Ấn Độ không phải do chúng ta thiếu lương thực mà là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Theo tôi được biết, các doanh nghiệp nhập gạo từ Ấn Độ về chế biến thức ăn chăn nuôi, làm bia là chủ yếu, bởi giá gạo của Ấn Độ đang thấp hơn gạo của Việt Nam" - ông Cường nói thêm.

Cũng theo ông Cường, ông đã từng sử dụng gạo tấm của Ấn Độ và nó không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt. 

Trước đó, Reuters thông tin, Việt Nam - quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lần đầu tiên mua gạo từ đối thủ Ấn Độ sau khi giá gạo tăng cao nhất trong 9 năm qua.

Theo Reuters, các thương nhân Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 70.000 tấn gạo 100% tấm với các doanh nghiệp Việt Nam cho các lô hàng tháng 1 và tháng 2 với giá khoảng 310 USD/tấn theo phương thức giao hàng tự do (FOB).

"Lần đầu tiên chúng tôi xuất khẩu sang Việt Nam", B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo, nói với Reuters - "Giá gạo của Ấn Độ rất hấp dẫn. Sự chênh lệch giá quá lớn đang khiến việc xuất khẩu trở nên khả thi".

Hiện, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán khoảng 500- 505 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với giá gạo của Ấn Độ 381- 387 USD/tấn.

Theo Khánh Nguyên/danviet.vn
https://danviet.vn/viet-nam-lan-dau-tien-mua-gao-cua-an-do-cuc-truong-cuc-trong-trot-noi-viet-nam-van-thua-luong-thuc-20210106192549063.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại880,525
  • Tổng lượt truy cập83,058,503
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây