Học tập đạo đức HCM

Nông dân mong được doanh nghiệp mua mía tại ruộng giá 900 đồng/kg

Thứ ba - 01/12/2020 04:47
Tại hội thảo giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, nhiều đại diện nông dân và doanh nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong bối cảnh hàng loạt hiệp định thương mại tự do gây áp lực cho toàn ngành.
Nông dân mong được doanh nghiệp mua mía tại ruộng giá 900đ/kg - Ảnh 1.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Toàn cảnh buổi Hội thảo giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới
 
 

Nhiều người trồng mía bỏ xứ đi làm thuê

Phát biểu tại Hội thảo giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, nông dân trồng mía Trần Thị Yến (Phú Yên) đã nêu lên một thực trạng đau lòng đang diễn ra tại các vùng trồng mía Phú Yên nói riêng và trên cả nước nói chung. Theo bà Yến, đã có thời gian cây mía giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu và cải thiện cuộc sống. Nhưng kể từ năm 2016, khi đường nhập lậu Thái Lan tràn vào thị trường khiến giá đường giảm mạnh kéo theo giá mía tại ruộng cũng giảm sâu. Thêm vào đó, chi phí trồng mía tăng vọt cũng gây ra sức ép lớn cho người nông dân.
Nông dân mong doanh nghiệp mua mía tại ruộng giá 900đ/kg - Ảnh 1.
Bà Trần Thị Yến, nông dân trồng mía tỉnh Phú Yên phát biểu tại Hội thảo giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới diễn ra sáng 1/12
Cây mía không còn tạo ra lợi nhuận kinh tế lớn, người nông dân trồng mía không thu được lãi, thậm chí là lỗ vốn, dẫn đến buộc phải giảm diện tích trồng mía hoặc bỏ đất hoang. Đã có nhiều trường hợp người trồng mía bỏ xứ đi làm thuê hoặc không có công ăn việc làm ổn định.
Tại Hội thảo giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, bà Trần Thị Yến đề xuất 3 giải pháp thiết thực để giúp người dân trồng mía ổn định cuộc sống, bao gồm:

- Kiến nghị doanh nghiệp mua mía tại ruộng với giá tối thiểu 900đ/ kg;

- Cơ chế cho vay vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi cho nông dân trồng mía;

- Nhà nước và các cơ quan ban ngành có biện pháp quyết liệt hơn nữa nhằm ngăn chặn đường nhập lậu, siết chặt phòng vệ thương mại để ổn định thị trường đường trong nước.
 

Chi phí cho khâu phân phối quá lớn

Đồng tình với bà Yến, ông Đỗ Văn Thảo (nông dân trồng mía từ Kon Tum) cũng khẳng định việc giá đường xuống thấp kéo theo giá mía nguyên liệu tụt mạnh đã gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh tế cho người dân trồng mía. Dù doanh nghiệp có đưa ra một số biện pháp hỗ trợ người nông dân trồng mía nhưng mức giá quá thấp vẫn gây sức ép lớn lên ngành mía đường. Ông Thảo đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ giá thành cũng như đẩy nhanh phòng vệ thương mại để giữ giá mía ổn định, giúp người dân nâng cao lợi nhuận kinh tế.

Nông dân mong doanh nghiệp mua mía tại ruộng giá 900đ/kg - Ảnh 2.

Ông Đỗ Văn Thảo, nông dân trồng mía tỉnh Kon Tum

Tại hội thảo giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam, các doanh nghiệp cũng chia sẻ những khó khăn với người nông dân trồng mía. Ông Hà - Giám đốc bán hàng Công ty mía đường Nghệ An cho rằng, trong bối cảnh lượng đường nhập khẩu chiếm trên 50% tỷ trọng thị trường như hiện nay thì giá gần như bị chi phối theo đường nhập khẩu. "Thị trường, thị phần rất quan trọng. Khi mất thị phần thì giá chỉ có thể đi theo", ông Hà khẳng định.

Theo ông Hà, hiện nay đường tại các nhà máy sản xuất có giá thành khoảng 12.000-13.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi đến tay người tiêu dùng đường có giá thành khoảng 18.000 - 21.000 đồng/kg. Từ đó, có thể thấy chi phí cho khâu phân phối khá lớn. "Chúng tôi muốn tiếp cận hệ thống phân phối như các hệ thống siêu thị thì chi phí rất lớn. Giá từ nhà máy đến người tiêu dùng là cả một vấn đề, cần sớm có giải pháp khắc phục", đại diện Công ty mía đường Nghệ An nhấn mạnh.

Theo PV/danviet.vn
https://danviet.vn/nong-dan-mong-duoc-doanh-nghiep-mua-mia-tai-ruong-gia-900d-kg-20201201095914773.htm


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay24,030
  • Tháng hiện tại77,669
  • Tổng lượt truy cập92,455,333
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây