Học tập đạo đức HCM

Thương mại điện tử: Cuộc chiến mới trong lĩnh vực hàng thiết yếu

Thứ hai - 17/05/2021 06:46
Cuộc đổ bộ của nhiều chuỗi siêu thị và sàn thương mại điện tử được dự báo sẽ thay đổi cơ bản cách vận hành của thị trường bán lẻ hàng thiết yếu.
Việt Nam đang trên đường trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho biết thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.
 
'
Thương mại điện tử: Cuộc chiến mới trong lĩnh vực hàng thiết yếu - Ảnh 1.'
'
Thương mại điện tử: Cuộc chiến mới trong lĩnh vực hàng thiết yếu - Ảnh 2.'
Lực hút các nhà đầu tư nước ngoài
Sự hấp dẫn của thị trường thương mại điện tử Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Hiện nay, cả 4 sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất là Shoppe, Lazada, Tiki và Sendo đều có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, tại Tiki, có nhiều tên tuổi xuất hiện như: Công ty VNG (Việt Nam), quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI; JD.com (công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Alibaba), các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; đến từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo…
Trong khi đó,  Shopee nhận vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty SEA (Singapore). Tencent (công ty công nghệ của Trung Quốc) đang là cổ đông lớn nhất của SEA – công ty mẹ của Shopee với 40% cổ phần. Cổ đông kiểm soát tại Lazada là Alibaba. Ngoài Alibaba, trong số các cổ đông khác của Lazada còn có quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore. Tại Sendo, nhà đầu tư trong nước nắm gần 35% cổ phần, trong khi 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần.
Đáng chú ý, Alibaba có chiến lược đầu tư toàn cầu, không chỉ riêng thị trường Việt Nam. Theo Báo cáo M&A nửa cuối năm 2019 của Hampleton, trong vòng 30 tháng, Alibaba đã thực hiện 8 thương vụ đầu tư vào lĩnh vực E-commerce, trong đó có thể kể đến các thỏa thuận đầu tư vào Daraz Group (nhà bán lẻ online tại Pakistan), ORDRE (nhà bán lẻ online về hàng may mặc), Ele.me (dịch vụ giao thức ăn cho các đơn đặt hàng online tại Trung Quốc).
'
Thương mại điện tử: Cuộc chiến mới trong lĩnh vực hàng thiết yếu - Ảnh 3.'
Trong 3 năm 2018, 2019, 2020 Alibaba đã thực hiện nhiều đợt rót vốn đầu tư vào Lazada (nền tảng e-commerce hàng đầu tại Đông Nam Á) với giá trị lần lượt là 1,5 tỷ USD, 790 triệu USD và 2,3 tỷ USD. Năm 2018, Alibaba mua 85% cổ phần của Trendyol – trang e-commerce hàng đầu tại Thổ Nhĩ Kỳ) với giá trị tiền mặt là 728 triệu USD.  Năm 2017, Alibaba đầu tư vào 1,1 tỷ USD vào Tokopedia – nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Indonesia.
Siêu thị lên trực tuyến: Thay đổi cách vận hành thị trường bán lẻ
Shopee, Tiki, Lazada là các trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, hàng hóa đa dạng. Tuy nhiên, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay chưa tập trung vào các nhu cầu thiết yếu, có tần suất sử dụng mỗi ngày như thực phẩm, đồ uống. E-commerce hiện đang phục vụ cho các nhu cầu không thiết yếu, giá trị cao như mỹ phẩm, quần áo, du lịch…  Để thúc đẩy việc mua sắm online, cần tập trung vào phục vụ các sản phẩm thiết yếu – những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hằng ngày. Nhu yếu phẩm hiện chiếm 50% thị trường bán lẻ Việt Nam và 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt.
'
Thương mại điện tử: Cuộc chiến mới trong lĩnh vực hàng thiết yếu - Ảnh 4.'
Thị trường đang ghi nhận dòng dịch chuyển mạnh mẽ lên online của các nhà bán lẻ hàng thiết yếu. Ông Yol Phokasub, Giám đốc Điều hành Central Retail (CRC), cho biết tỉ lệ đóng góp doanh thu từ kênh trực tuyến ngày càng gia tăng. Từ cuối năm 2020, doanh số từ các kênh đa nền tảng của BigC, Nguyễn Kim đóng góp 5% và 8% doanh thu trên tổng doanh thu. Các hình thức thúc đẩy bán lẻ online của CRC như xây dựng các cửa hàng thương mại điện tử trên Lazada, Shopee và Tiki; hợp tác với các ứng dụng đặt hàng Grab, Chopp, Now.vn và Baemin; phát triển thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội như Zalo.

Không chỉ có các điểm bán offline, Bách hóa Xanh cũng đang kỳ vọng và tập trung nguồn lực để phát triển mảng online. Ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc của Bách Hóa Xanh, cho biết trong tháng 6, chuỗi cửa hàng này sẽ đưa ra dịch vụ giao hàng trong vòng 2 tiếng, áp dụng từ Khánh Hòa đến tận Cà Mau. "Chúng tôi đang sở hữu mạng lưới kho hàng phân tán dày đặc nhất nhì trong mảng tạp hóa hiện nay. Điều này hình thành một hệ thống logistics xuyên suốt các tỉnh, thành", ông Doanh nói.
'
Thương mại điện tử: Cuộc chiến mới trong lĩnh vực hàng thiết yếu - Ảnh 5.'
Sau khi sáp nhập hệ thống cửa hàng Vinmart của Vincommerce, Masan đang tỏ ra quyết liệt hơn cả trong chiến lược đưa hàng thiết yếu lên online. Thực tế, Masan đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025, doanh thu bán lẻ trực tuyến sẽ đóng góp khoảng 25% tổng doanh thu. Đây là một con số không hề nhỏ, như năm 2020, doanh thu thuần của Masan Consumer là hơn 22.000 tỷ đồng, với mục tiêu đề ra doanh thu mảng trực tuyến sẽ đóng góp không dưới 4.000 tỷ đồng/năm.
'
Thương mại điện tử: Cuộc chiến mới trong lĩnh vực hàng thiết yếu - Ảnh 6.'
Ông Trương Công Thắng, CEO của The CrownX (công ty nắm giữ lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce) cho biết Công ty hướng đến xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ offline đến online – xây dựng một "Point of Life" để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng. Theo mô hình này, ước tính người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho hàng hóa thiết yếu, nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% và đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại của họ.
Mới đây, có nhiều thông tin đồn đoán rằng một quỹ đầu tư có mối quan hệ với Alibaba sẽ đầu tư vào The CrownX. Nếu trở thành hiện thực, đây cũng là một thương vụ khẳng định tiềm năng lớn của thị trường bán lẻ online hàng thiết yếu và cuộc đua này đang ngày càng nóng hơn với những tên tuổi lớn có quy mô toàn cầu.
Thực tế, xu hướng bán lẻ trực tuyến hàng thiết yếu đang rất mạnh mẽ trên thế giới. Walmart là một công ty bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, vận hành chuỗi các đại siêu thị và cửa hàng bách hóa (mô hình bán lẻ offline). Với hơn 5.000 cửa hàng khắp cả nước, Walmart đạt doanh thu 500 tỷ USD mỗi năm, phục vụ 150 triệu người tiêu dùng. 
Từ mô hình các cửa hàng hiện hữu (offline) đạt lợi nhuận, Walmart đã lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ online. Năm 2018, Walmart đã mua cổ phần chi phối tại Flipkart, hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Ấn Độ. Theo đó, Walmart sẽ đầu tư 16 tỷ USD để thâu tóm 77% cổ phần tại Tập đoàn Flipkart. Qua giao dịch này, Walmart đã thâm nhập thị trường thương mại điện tử Ấn Độ - được Morgan Stanley định giá khoảng 200 tỷ USD. Đồng thời, việc thâu tóm Flipkart cũng tạo thêm sức mạnh để Walmart cạnh tranh trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.
Năm 2019, nhà bán lẻ hàng đầu của Anh Marks and Spencer (M&S) đã mua 50% cổ phần của Ocado (siêu thị trực tuyến tại Anh) với giá lên tới 994 triệu USD. Các mặt hàng thực phẩm gắn nhãn của M&S được bán trực tuyến trên Ocado từ tháng 9/2020.
Theo đánh giá, chiến lược của Walmart là hướng đi phù hợp với nhiều hệ hống bán lẻ có quy mô lớn tại Việt Nam như Winmart (tên mới của chuỗi bán lẻ Vinmart), Coopmart, Bách Hóa Xanh, Central Retail... Vì vậy, cuộc đua xây dựng các nền tảng online kết hợp offline sẽ là yếu tố chính quyết định thắng bại trong thị trường bán lẻ hàng thiết yếu.
Theo P.V/danviet.vn
https://danviet.vn/thuong-mai-dien-tu-cuoc-chien-moi-trong-linh-vuc-hang-thiet-yeu-20210517103857921.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập224
  • Hôm nay34,112
  • Tháng hiện tại809,390
  • Tổng lượt truy cập91,983,119
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây