Học tập đạo đức HCM

Trái nho biển ở Khánh Hòa kết thành từng chùm có vị ngon lạ, lá đem cuốn thịt, cá nướng ngon bá cháy

Thứ tư - 09/06/2021 23:07
Kệ những con sóng biển có khi vươn cao, bắn những tia nước mặn lên, cây nho biển trên đường Trần Phú vẫn kiên trì bám rễ và vươn xanh, tạo ra một con đường khá độc đáo ở Nha Trang: Con đường nho biển.

Kệ những con sóng biển có khi vươn cao, bắn những tia nước mặn lên, cây nho biển trên đường Trần Phú vẫn kiên trì bám rễ và vươn xanh, tạo ra một con đường khá độc đáo ở Nha Trang: Con đường nho biển.

Trái nho biển ở Khánh Hòa kết thành từng chùm có vị ngon lạ, lá đem cuốn thịt, cá nướng ngon bá cháy - Ảnh 1.

Những cây nho biển do phải chịu đựng với những cơn gió liên tục thổi vào từ biển nên cây cứ nương theo uốn cong mình. Lá nho biển khi còn non, có người đã nghĩ ra việc hái đem về để cuốn thịt, cuốn cá nướng, nhưng khi già chúng rất dày như để đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đó là lý do tại sao nho biển được trồng ven biển, ngoài mục đích để tạo cảnh quan, còn là một nét đẹp vô cùng khác lạ.

Nhiều vùng biển có cây nho biển, còn gọi là cây tra, nhưng so với những nơi khác thì trên con đường biển Trần Phú và Phạm Văn Đồng (Nha Trang), những cây nho biển điểm xuyết cho không gian con đường một vẻ đẹp mà bất cứ ai dừng chân đến đây cũng ngắm nghía. Trên đường Trần Phú, cây nho biển được trồng từ điểm giao đường Lý Tự Trọng đến chân cầu Trần Phú. Qua cầu Trần Phú là đường Phạm Văn Đồng, nho biển được trồng cả hai bên đường dài hơn 2 cây số, đến tận Khu đô thị Vĩnh Hòa.

Cây được trồng nhiều hơn 20 năm nay, sau khi thử nghiệm nhiều giống cây, trong đó có bằng lăng, phượng vàng và cả các cây xòe tán khác. Tuy nhiên, các giống cây này không thể trồng tạo cảnh quan ven biển. Để rồi chính nhờ sự thay thế giống cây chịu nước mặn, gió biển, dáng vẻ cong theo gió tạo dáng, ít rụng lá và đặc biệt tới mùa trái chín có thể hái ăn đã tạo nên một không gian cây xanh khác biệt ở Nha Trang. Và vào mùa cây nho biển ra trái trở thành một điểm tham quan độc đáo cho du khách, cho cả người địa phương tìm đến, đôi khi hái một chùm trái chín ăn thử xem mùi vị nho biển thế nào.

Thật ra thì cây nho biển có ở Nha Trang dễ chừng cả trăm năm trước, những cây tra đầu tiên được trồng trong khuôn viên Viện Pasteur Nha Trang như một dấu hiệu riêng. Còn trên phố thì có dăm cây nho biển đơn lẻ và trở thành nơi để lũ trẻ ngày đó leo trèo hái trái chấm muối ớt ăn gọi là quà của biển.

Theo các nhà khoa học thì nho biển thuộc họ rau răm, bộ rau răm có nguồn gốc Trung Mỹ. Cây này có thân gỗ lớn, cao 10 - 20m, thân cong queo, phân cành thấp, tán rộng, lá đơn mọc cách, bóng, phiến tròn, gốc lá hình trái tim kích thước 12 - 15cm với tên khoa học là Coccoloba uvifera. Việc di dời cây nho biển đến Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XX với mục đích trồng giữ đất biển, nhưng không nhiều. Một số cây được đem ra đảo Trường Sa trồng và nay đã thành cổ thụ.

Ở Nha Trang, nắng mùa hè và gió biển táp vào những cây tra dọc theo biển. Tháng 5, cây tra khắp nơi trĩu trái. Dạo phố Nha Trang vào buổi chiều nắng xiên khoai, bị che khuất bởi những tòa nhà cao tầng, ta sẽ bắt gặp những cây nho biển dọc theo con đường biển ấy đang vào mùa trái chín. Không cưỡng nổi sự tò mò, dừng xe và ngắm từng cây tra đang nghiêng ra đường, xôn xao lá chào những chiếc xe qua. Trên những cây nho biển ấy, có những chùm trái còn xanh, có những chùm trái bắt đầu chín cứ chen nhau khoe trong nắng chiều. Trái chín chuyển màu nâu sậm, nhìn như những chùm nho, vì thế cây còn được đặt tên là nho biển. Những vị khách chạy bộ tập thể dục cũng dừng chân ngay cây nho biển, cố gắng hái một chùm có trái chín, cắn ăn, dẫu cái vị chỉ là hương hoa vì hạt tra rất to và lớp cơm rất mỏng. Vị khách khen trái cây của biển này ngon lạ.

Theo danviet.vn
https://danviet.vn/trai-nho-bien-o-khanh-hoa-ket-thanh-tung-chum-co-vi-ngon-la-la-dem-cuon-thit-ca-nuong-ngon-ba-chay-20210608221638307.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại830,931
  • Tổng lượt truy cập92,004,660
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây