Học tập đạo đức HCM

3 loại rau mọc dại một thời ăn chống đói, giờ khách lùng mua tới tấp, hái đến đâu bán sạch bách đến đó

Thứ tư - 09/06/2021 23:00
Những loại rau này một thời ăn chống đói, không ai nghĩ có giá trị, ngày nay khách lùng mua khắp nơi.

Những loại rau này một thời ăn chống đói, không ai nghĩ có giá trị, ngày nay khách lùng mua khắp nơi.

Rau sắn

Rau sắn không còn ai xa lạ, song không nhiều người biết trước đây món này chỉ dành cho nhà nghèo và được xem là món ăn dân dã. Trước kia, vùng trồng nhiều rau sắn là Phú Thọ, phần củ sắn được dùng chăn nuôi, lá sắn được muối chua để tạo thành đồ nấu canh để  ăn dần.

3 loại rau mọc dại một thời ăn chống đói, giờ khách lùng mua tới tấp, hái đến đâu bán sạch bách đến đó - Ảnh 1.

Hiện nay, mọi thứ khác, rau sắn bỗng nhiên hot và được tìm mua. Nhiều người mua về nấu với tép, thịt, cá, chân giò... Theo người trồng, rau sắn muốn đạt chất lượng phải là ngọn mập mạp, non và mềm, sau đó sơ chế cho đảm bảo rồi bán cho khách.

Ngoài việc trồng manh mún thì hiện nay đã có người trồng rau sắn ở quy mô lớn, thu hoạch hàng tấn. Giá bán từ 20.000 đồng - 35.000 đồng/gói.

Rau móp

Rau móp cũng là loại cây vốn mọc hoang dã ngoài đồng, ngoài vườn, ven sông. Thời xưa, nhiều người còn ăn rau này chống đói. Tuy nhiên, khoảng chục năm trở lại đây, rau móp được ưa chuộng, người dân còn trồng đem về rồi bán.

Để trồng rau móp phải có nguồn nước từ kênh rạch vào ruộng, trồng như gieo mạ là cầm cây con cắm xuống. Ưu điểm là rau móp là cây hoang dại nên không cần chăm sóc nhiều, sau 1 năm đã cho thu hoạch.

3 loại rau mọc dại một thời ăn chống đói, giờ khách lùng mua tới tấp, hái đến đâu bán sạch bách đến đó - Ảnh 2.

Khi thu hoạch lấy cọng non dài 30-40cm.  Phần lá già rau móp có nhiều gai nhọn sắc nằm giữa thân nên người hái lúc nào cũng phải mặc quần áo dài tay chân, đeo bao tay để không bị xước da. Khi hái rau phải đi dọc theo từng luống để không bị bỏ sót đọt non.

Giá rau móp tươi hiện ở mức 25.000 đồng/kg, còn rau ủ chua lên đến 40.000 đồng/kg. Đọt non của cây rau móp có thể được dùng để chế biến thành nhiều món như ăn sống, bóp gỏi, luộc, xào, nấu canh chua, nhúng lẩu.

Dọc mùng

Dọc mùng vốn dĩ mọc hoang ở các ao hồ, trước đây người ta có thể tự hái về ăn. Nhưng ngày nay, dọc mùng trở thành thứ để làm nguyên liệu nấu canh cũng như cho vào các bún dọc mùng. Thậm chí, sản phẩm bình dân này đã đặt chân vào các siêu thị.

Dọc mùng là thức ăn của nhiều gia đình thời còn khó khăn. Bình thường thì xào, nấu canh suông, có khách ngả con gà thì nó được xào với lòng, nấu canh với xương gà... Ngày nay, ngoài dọc mùng tươi thì còn có các gói dọc mùng khô.

3 loại rau mọc dại một thời ăn chống đói, giờ khách lùng mua tới tấp, hái đến đâu bán sạch bách đến đó - Ảnh 3.

Mức giá của dọc mùng sấy khô lên đến 300.000 đồng/kg. Theo nhiều người bán, cứ 5kg dọc mùng tươi sẽ cho 1kg hàng sấy khô. Để đảm bảo chất lượng, giữ hương thơm đều, toàn bộ hàng sẽ được sấy thay vì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Thậm chí, dọc mùng sấy khô này còn được bán ra cả nước ngoài. Tại một số trang thương mại điện tử, dọc mùng sấy khô còn được rao với giá 30.000 đồng/lạng.

Theo Anh Minh/danviet.vn
https://danviet.vn/3-loai-rau-moc-dai-mot-thoi-an-chong-doi-gio-khach-lung-mua-toi-tap-hai-den-dau-ban-sach-bach-den-do-20210607233927682.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,656
  • Tổng lượt truy cập92,007,385
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây