Học tập đạo đức HCM

Tháo gỡ vướng mắc trong vận chuyển nông sản

Thứ hai - 07/06/2021 05:16
Chiều 7/6, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì họp bàn tháo gỡ vướng mắc trong vận chuyển nông sản ra cửa khẩu, luân chuyển nông sản giữa các tỉnh trong bối cảnh dịch Covid-19.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại cuộc họp.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại cuộc họp.

Tham dự cuộc họp có đại diện Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Công thương…

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn, để thực hiện tốt đồng thời hai mục tiêu “đảm bảo phát triển kinh tế cửa khẩu, lưu thông hàng hóa” và “phòng chống đại dịch Covid-19”, UBND tỉnh đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nâng cao năng lực dự báo diễn biến tình hình, triển khai mạnh mẽ các biện pháp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế cửa khẩu, tiếp tục đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng, rà soát, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ của các cơ quan chức năng, cụ thể:

Cụ thể, trên các tuyến đường ra vào tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND các huyện Hữu Lũng, Văn Lãng, Đình Lập phân công các lực lượng kiểm soát tại 3 chốt Kiểm dịch y tế liên ngành để kiểm soát y tế đối với các lái xe, phương tiện ra vào địa bàn tỉnh;

Tiếp tục duy trì 156 lán, chốt cố định và cơ động với trên 1.000 cán bộ chiến sỹ tham gia các chốt, phối hợp tổ chức kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở với Trung Quốc để tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt để người xuất nhập cảnh trái phép...

Để giữ cho hai cửa khẩu chính là Hữu Nghị, Tân Thanh không bị ùn tắc, tỉnh Lạng Sơn đã lập nhiều chốt dã chiến, kiểm soát dịch bệnh. 

Để giữ cho hai cửa khẩu chính là Hữu Nghị, Tân Thanh không bị ùn tắc, tỉnh Lạng Sơn đã lập nhiều chốt dã chiến, kiểm soát dịch bệnh. 

Các khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn mỗi ngày có hàng nghìn lái xe, chủ hàng trong cả nước đến giao dịch, mặc dù đã được kiểm tra y tế theo quy định nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Trước tình hình trên, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng các phương án, kịch bản phòng chống dịch cụ thể, tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh theo từng cấp độ để đưa ra các giải pháp phù hợp; duy trì hiệu quả 5 chốt dã chiến trực kiểm soát, kiểm tra thân nhiệt đối với toàn bộ người ra vào cửa khẩu 24/24h và cổng vào các bến bãi; thực hiện khử trùng bến bãi, nhà làm việc và toàn bộ khu vực cửa khẩu hàng ngày.

Các bến bãi khu vực cửa khẩu được phân chia thành các khu vực khác nhau như: Khu cách ly dành riêng cho lái xe và chủ hàng của Trung Quốc; Khu cách ly dành riêng cho lái xe và chủ hàng của Việt Nam; Khu cách ly dành riêng cho nhân viên bốc xếp, giao nhận hàng hoá tại cửa khẩu.

Các khu cách ly đều đảm bảo công tác quản lý, giám sát y tế chặt chẽ, nghiêm ngặt và thực hiện khử trùng hàng ngày theo quy định. Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh bến bãi bố trí đầy đủ khẩu trang y tế, dung dịch rửa tay sát khuẩn để phục vụ miễn phí cho lái xe, chủ hàng, người lao động.

Đội lái xe chuyên trách hiện nay có số lượng gần 800 lái xe được quản lý, sinh hoạt tập trung trong khu vực cửa khẩu; được cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR-RT Covid 19 thường xuyên với thời hạn 7 ngày/lần.

Đồng thời, họ cũng được cơ quan Công an tạo điều kiện cấp, đổi sổ Thông hành ngay trong khu vực cửa khẩu nên hoàn toàn đảm bảo hoạt thông vận chuyển hàng hóa qua biên giới và có thể đáp ứng nhu cầu lớn hơn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có các mặt hàng nông sản, trái cây qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Những lái xe người Trung Quốc, khi đi qua cửa khẩu Hữu Nghị, mặc áo màu trắng. Họ phải khai báo y tế, trước khi nhập cảnh vào Việt Nam. 

Những lái xe người Trung Quốc, khi đi qua cửa khẩu Hữu Nghị, mặc áo màu trắng. Họ phải khai báo y tế, trước khi nhập cảnh vào Việt Nam. 

Một trong những giải pháp hiệu quả chính là việc tăng cường công tác đối ngoại, hội đàm, thiết lập cơ chế trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng phía Quảng Tây, Trung Quốc bằng nhiều hình thức (trực tiếp trên đường biên giới và trực tuyến) để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh, đảm bảo hoạt động thông quan được thông suốt.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản, trái cây tươi luôn được tỉnh Lạng Sơn và các lực lượng chức năng tạo điều kiện tối đa trong việc đảm bảo xuất khẩu, được tổ chức phân luồng ưu tiên xuất khẩu dành riêng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 05/12 cặp cửa khẩu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 05/12 cặp cửa khẩu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ngay sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 692/UBND-KT ngày 29/5/2021 chỉ đạo hỗ trợ xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh.

Theo đó, các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các lực lượng tăng cường phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ trong đó thực hiện luồng xanh đối với quả vải xuất khẩu đủ tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong lưu thông cũng như giải quyết thủ tục thông quan cho quả vải nói riêng và nông sản của vùng có dịch đang vào vụ thu hoạch xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh;

Khảo sát, xây dựng phương án điều tiết, phân luồng hàng hoá từ các vùng có dịch xuất khẩu qua địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trong hoạt động xuất khẩu quả vải và nông sản khác;

Tăng cường trao đổi, hội đàm với cơ quan chức năng phía Quảng Tây - Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi và tăng thời gian thông quan đối với các loại nông sản đến thời điểm thu hoạch, đặc biệt là quả vải đến thời điểm thu hoạch chính vụ;

Thường xuyên nắm tình hình giao nhận, thông quan hàng hoá tại các cửa khẩu và các vấn đề liên quan, tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh để trao đổi, phản ánh với Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan đối với các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền của tỉnh nhằm phối hợp giải quyết kịp thời.

Theo Bá Thắng – Phạm Hiếu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập393
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại855,209
  • Tổng lượt truy cập92,028,938
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây