Học tập đạo đức HCM

Vẫn cần giải “bài toán” nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại

Thứ hai - 07/12/2020 08:24
Theo nhận định của giới chuyên môn, hiện tại, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại thế hệ mới giúp kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều doanh nghiệp (DN) về lĩnh vực phòng vệ thương mại vẫn hạn chế.

DN còn nhiều lúng túng

Chia sẻ về ngành thép, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu thép sang hơn 30 quốc gia trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển bứt phá, ngành thép Việt Nam cũng nằm trong tầm ngắm của các thị trường xuất khẩu. Theo thống kê của VSA, tính từ năm 2004 đến tháng 8/2020, đã có 62 vụ việc, trong đó, chống bán phá giá (CBPG) 34 vụ việc, chống trợ cấp 3 vụ việc; CBPG và trợ cấp 6 vụ việc; chống tự vệ thương mại, lẩn trốn biện pháp phòng vệ thương mại 13 vụ việc...

Theo ông Đa, khi đối diện với các vụ việc về phòng vệ thương mại, DN rất lúng túng, thiếu chủ động trong việc chuẩn bị tham gia các vụ kiện. Theo đó, vấn đề khó khăn nằm ở nhận thức, chỉ có DN bị kiện trực tiếp mới quan tâm.

Vẫn cần giải “bài toán” nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại - Ảnh 1.
  •  
  •  
  •  
  •  

Nhận thức của nhiều doanh nghiệp về phòng vệ thương mại vẫn còn hạn chế.

       

"Ngoài ra, nguồn lực để theo đuổi các quy trình điều tra vụ việc của DN rất hạn chế, như tài chính, mức độ hiểu biết pháp luật… Tuy nhiên, nhìn góc độ tích cực, chúng ta cũng phải thừa nhận, trải qua các vụ việc về phòng vệ thương mại, thép là ngành đi đầu trong bảo vệ khá hiệu quả lợi ích chính đáng của DN sản xuất trong nước.

Thời gian qua, VSA đã tăng cường, tích cực hợp tác với Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hỗ trợ DN ứng phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại. Đặc biệt, nhờ sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, các DN thành viên của VSA đã có sự chuẩn bị, chủ động hơn trước các vụ kiện về phòng vệ thương mại. Dù vậy, trong bối cảnh hội nhập và Việt Nam thực hiện các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do (FTA), áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, việc nâng cao nhận thức của DN về phòng vệ thương mại vẫn rất quan trọng", ông Đa nhận định.

Bên cạnh đó, ông Đa cho biết thêm, VSA cũng như các ngành sản xuất trong nước cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Bộ Công Thương. Đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại cho DN.

Đánh giá thêm về tầm quan trọng trong nhận thức của doanh nghiệp về lĩnh vực phòng vệ thương mại, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cũng đưa ra khuyến nghị, doanh nghiệp cần sớm nắm bắt các biểu hiện gian lận thương mại trong lĩnh vực của mình.

Trên cơ sở nói trên, phối hợp cùng các cơ quan chức năng khởi xướng điều tra hoặc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, bà Trang cũng nhận định, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp với lĩnh vực phòng vệ thương mại cũng sẽ để giảm thiểu khả năng bị áp dụng biện pháp phòng vệ từ các nước nhập khẩu.

Chuẩn hóa hệ thống pháp lý về phòng vệ thương mại
 

Trao đổi với Dân Việt, đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, thời gian lĩnh vực phòng vệ thương mại của Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được hoàn thiện. Cụ thể, đối với năng lực phòng vệ thương mại của nhiều ngành hàng, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.

Nguyên nhân là do phòng vệ thương mại là lĩnh vực mới, phức tạp, đòi hỏi các ngành, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan phải quan tâm, tìm hiểu, dành nguồn lực thích đáng để đảm bảo không bị động. Tuy nhiên, do các yếu tố này chưa đảm bảo dẫn tới hiệu quả ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu chưa cao.

Vẫn cần giải “bài toán” nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại - Ảnh 2.

Số vụ việc khởi xướng điều tra mới với hàng Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh trong năm qua.

"Ngoài ra, hoạt động phòng vệ thương mại còn nhiều bất cập về hệ thống pháp luật, cơ chế triển khai, phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ trong công tác xử lý các vụ việc. Thời gian qua, hệ thống pháp luật cũng đã dần hoàn thiện, tuy nhiên, số lượng, khối lượng, độ phức tạp của hoạt động phòng vệ tăng nhanh đã làm bộc lộ nhiều hạn chế của hệ thống pháp luật, cơ chế phối hợp, triển khai, đòi hỏi việc rà soát, sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của cơ quan phòng vệ thương mại chưa tương xứng với sự gia tăng số lượng vụ việc khởi kiện và kháng kiện. Đặc biệt, phòng vệ thương mại là lĩnh vực khó, yêu cầu cán bộ phải được đào tạo liên tục. Trong bối cảnh số lượng các vụ việc gia tăng thời gian vừa qua, việc tăng cường nguồn lực đang là một yêu cầu cấp thiết", đại diện Cục Phòng vệ thương mại phân tích.

Nói về giải pháp "gỡ khó" cho lĩnh vực phòng vệ thương mại thời tới, đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho biết thêm, các Hiệp định FTA thế hệ mới trong bối cảnh xu thế bảo hộ gia tăng khiến hoạt động này cũng sẽ có nhiều thay đổi.

"Hoạt động cấp bách trước mắt là nghiên cứu rà soát và hoàn thiện pháp luật phòng vệ thương mại của Việt Nam. Theo đó, quy định pháp luật của Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng bộ, phù hợp và thống nhất với các cam kết quốc tế đồng thời đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp. Củng cố cơ chế phối hợp thống nhất, xuyên suốt xử lý, hoàn thiện việc kết nối cơ sở dữ liệu các vụ việc phòng vệ thương mại giữa các cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật và thực tiễn xử lý phòng vệ thương mại của Việt Nam và thế giới cho cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội ngành hàng. Đặc biệt, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi phòng vệ thương mại là một phần trong chiến lược sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu, của mình", đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho hay.

Theo Thanh Phong/danviet.vn
https://danviet.vn/van-can-giai-bai-toan-nhan-thuc-cua-doanh-nghiep-ve-phong-ve-thuong-mai-20201206162623601.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm254
  • Hôm nay29,060
  • Tháng hiện tại1,180,390
  • Tổng lượt truy cập88,535,460
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây