Học tập đạo đức HCM

2017: Đón chào vận hội mới

Thứ năm - 02/02/2017 20:24
Năm 2016 đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng của ngành chăn nuôi Việt Nam với vị thế dần chiếm lĩnh thị trường nội địa trong cạnh tranh quốc tế và năm 2017 hứa hẹn sẽ có đột phá về xuất khẩu.

Diện mạo mới

Ngành chăn nuôi Việt Nam đã luôn giữ được mức tăng trưởng cao trong suốt 15 năm qua. Theo con số thống kê, sản lượng các loại thịt tăng ba lần (từ 1,8 triệu lên 4,6 triệu tấn), trứng tăng ba lần (từ 3 tỷ quả lên 8,9 tỷ quả), các sản phẩm sữa tươi tăng 14 lần, thức ăn công nghiệp tăng gần 4 lần.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tổng giá trị sản xuất của toàn ngành chăn nuôi hiện đạt khoảng 140 - 150 nghìn tỷ đồng. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ với khoảng 23 nghìn trang trại (doanh thu từ 500 triệu đồng/trang trại/năm trở lên). Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cho biết hiện có gần 10 triệu hộ gia đình mưu sinh bằng nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, cung cấp khoảng 50% tổng sản phẩm thịt toàn ngành.

Nhiều mô hình chăn nuôi tập trung trọng điểm rất thành công

Hướng tới tương lai

Mấy năm gần đây chứng kiến nhiều thay đổi trong ngành chăn nuôi, đầu tiên là việc các sản phẩm nhập khẩu hút hàng, sản phẩm Việt bị người tiêu dùng dò xét, nhưng không lâu sau đó ngành chăn nuôi đã củng cố đội ngũ, tung ra nhiều sản phẩm chất lượng, giá thành hạ, dần chiếm lĩnh lại thị trường thịt bò và thịt gà.

Vấn đề của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay chủ yếu nằm ở quy hoạch phát triển. Vì khác với ngành thủy sản và lâm nghiệp, việc quy hoạch phát triển chăn nuôi không đơn giản, do cần quỹ đất lớn, việc giải quyết ô nhiễm cũng phức tạp hơn nhiều. Các chuyên gia dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn; vấn đề là liệu ngành chăn nuôi có đáp ứng được nhu cầu này hay không? Đơn cử theo thống kê, Việt Nam mới chỉ dành 4,5 vạn ha diện tích đồng cỏ để chăn nuôi bò phát triển, trong khi Australia có đến 760 vạn ha diện tích đồng cỏ phục vụ đối tượng này.

Thực tế những vùng chăn nuôi tập trung lớn như Hà Nội hay Đồng Nai thì vấn đề tích tụ đất đai đủ để phát triển ngành chăn nuôi lớn không hề dễ dàng do quỹ đất hạn chế và giá đất quá cao. Hiện tổng đàn gia cầm toàn thành phố Hà Nội đạt gần 23 triệu con, sản lượng thịt đạt hơn 81.000 tấn, sản lượng trứng 1,1 tỷ quả các loại. Song với quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, việc mở rộng diện tích cho ngành chăn nuôi không hề đơn giản.

85% gia súc ở nước ta được nuôi ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, và khả năng mở rộng sang hình thức trang trại và nuôi thả trong điều kiện tự nhiên theo xu hướng của các nước hiện đại là không đơn giản.

Thực tế dù Việt Nam là nước chăn nuôi phát triển sớm và “nhà nhà chăn nuôi” nhưng do đời sống người dân khó khăn, tập quán tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chưa nhiều,  lượng thịt trong mỗi khẩu phần ăn còn thấp, nên tỷ lệ tiêu thụ thịt gia cầm tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 17,5%,  trong khi đó, mức tiêu thụ gia cầm ở các nước Đông Nam Á là 43%, châu Á là 29%. Rõ ràng, khi đời sống được nâng cao thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Nỗ lực giảm giá thành

Để tăng mức tiêu thụ thịt và trứng trong mỗi bữa ăn người dân Việt Nam, ngoài việc nâng cao thu nhập của dân thì việc giảm giá thành của ngành chăn nuôi chiếm vị trí không nhỏ.

Cục Chăn nuôi cho biết, hiện nay giá gia cầm trong nước vẫn cao hơn các nước trong khu vực khoảng 17 - 18%.

Các chuyên gia thị trường đã so sánh giá 1 kg sữa tươi ở Việt Nam là 12.000 đồng, gấp đôi New Zealand; giá thịt lợn hơi ở Việt Nam là 45.000 - 55.000 đồng/kg, gấp 3 lần giá thịt lợn hơi tại Mỹ (chỉ khoảng 15.000 đồng/kg).

Không ít người cho rằng sở dĩ các nước bán thịt rẻ vào Việt Nam là có gian lận thương mại hoặc phá giá thị trường, song chính Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng khẳng định ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc 50% nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu. Ước tính mỗi năm, Việt Nam phải nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá khoảng 3 tỷ USD. So với các nước trong khu vực, giá thành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 10%. Phải chăng việc giá thức ăn quá cao đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của người nông dân.

Ngoài ra, vấn đề dịch bệnh chưa bao giờ thôi ám ảnh người nuôi, như lở mồm long móng, cúm gia cầm… Các trang trại vẫn phải thường xuyên lo lắng về dịch bệnh.

Nuôi giấc mơ xuất khẩu

Mấy năm gần đây, vấn đề xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi được đặt ra và trong thực tế nhiều lô hàng của các công ty đã được xuất đi và được đánh giá tích cực. Song vấn đề của năm 2017 vẫn chỉ dừng ở mức xuất khẩu thăm dò thị trường và tăng chỉ số cạnh tranh trong nước.

Để xuất khẩu gạo, tôm, điều, cao su… Việt Nam phải dày công xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, có hệ thống nhà máy chế biến, kho bãi, chính sách ưu đãi tài chính và cuối cùng là việc tạo ra thương hiệu toàn cầu. Với ngành chăn nuôi, tất cả bắt đầu cho ước mơ lớn này.  Nếu như tôm và cá tra đều có hệ thống nhà máy chế biến hiện đại và đang đi vào giai đoạn sản xuất các thành phẩm giá trị gia tăng thì phần lớn sản phẩm chăn nuôi vẫn còn giết mổ ở các cơ sở lạc hậu, ô nhiễm.  Muốn xuất khẩu sản phẩm, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ cần phải có các giấy chứng nhận, các chỉ dẫn địa lý và chỉ dẫn sản phẩm do các tổ chức quốc tế công nhận.

Chăn nuôi an toàn, bền vững

Năm 2017 sẽ chứng kiến sự chuyển đổi mạnh của ngành chăn nuôi theo xu hướng bền vững khi mà các chất kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi sẽ được kiểm soát chặt chẽ và hạn chế ở mức tối thiểu trong xu thế loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi vì mục đích bảo vệ người tiêu dùng và uy tín thương hiệu của ngành.

Tập quán chăn nuôi của người Việt Nam là dựa nhiều vào kháng sinh, khi con vật bị bệnh thì tập trung chữa chạy để bán chứ không tiêu hủy để diệt mầm bệnh, khiến mầm bệnh không được khống chế. Các loại kháng sinh bị lạm dụng dẫn tới nhờn thuốc, kháng thuốc. Sử dụng thức ăn có trộn kháng sinh để tăng trọng được xem như cứu cánh về bệnh đường ruột của vật nuôi. Theo thông báo, hiện ngành chăn nuôi Việt Nam sử dụng 11 nhóm kháng sinh, trong đó có một số kháng sinh dùng cho con người và Việt Nam hiện xếp thứ 2 trong số 26 quốc gia có báo cáo về vi khuẩn E.coli đề kháng với Carbapenem, sau Ấn Độ.

Chăn nuôi không kháng sinh đang trở thành xu hướng thời đại, khi mà đã rất nhiều bệnh nhân tử vong hiện nay là do kháng thuốc.  Hiện nay 10 - 15% số gà được sản xuất tại Mỹ là gà không kháng sinh, 40% là gà sử dụng kháng sinh hạn chế. Xu hướng các nước châu Âu là sử  dụng vaccine thay vì dựa vào kháng sinh.

Ngành chăn nuôi Việt Nam cũng đang nỗ lực hạn chế việc lạm dụng kháng sinh và thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh với mục đích kích thích sinh trưởng chỉ được phép lưu hành đến hết năm 2017. Do đó, năm 2017 sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp, trang trại và các vùng chăn nuôi chuyển đổi mô hình sang chăn nuôi bền vững không kháng sinh. Rõ ràng, đây sẽ là bước ngoặt lớn nhất trong tiến trình phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng vì con người, vì tương lai.


 

Trần Nguyễn/nguoichannuoi.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,471
  • Tổng lượt truy cập90,261,864
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây