Học tập đạo đức HCM

40 năm quẩn quanh thèm... ăn phở!

Thứ năm - 07/03/2013 08:13
“Tôi chỉ ước ao trước khi chết được một lần ăn phở. Nhiều đêm nằm mơ thấy được ăn bát phở nóng, húp sì soạt, chao ôi là ngon. Tỉnh dậy tiếc quá, giá như giấc mơ dài thêm” – Đã 40 năm nay, cụ Hữu Lý quẩn quanh với nỗi thèm ăn phở như thế.

Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng nằm giấu mình dưới chân cầu Nguyệt là nơi các cụ già không gia đình, không nhà, không thu nhập có thể vào trú chân những ngày cuối đời. Những người già ở đây không được ăn sáng, nhiều đêm nằm mơ thấy mình được ăn phở…
 
96 cụ già ở đây chẳng khác nào những “ngọn đèn dầu” đang dần tắt.
 
40 năm quẩn quanh thèm phở
 
40 năm quẩn quanh thèm phở
 
Đến Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng, bước chân tôi chùng lại trước một người đàn ông có vẻ ngoài tiều tụy, nhếch nhác như thể cả tháng nay cụ chưa được tắm rửa. Ông vội vã, ngấu nghiến ăn những miếng bánh cuốn ít ỏi không rõ ai cho.
 
Ông là Nguyễn Văn Sang, năm nay mới ngoài tuổi 60 nhưng đã có thâm niên ở đây 20 năm. Bố mẹ chết trẻ, ông Sang và anh trai là Nguyễn Văn Hà trở thành 2 đứa trẻ mồ côi, sống bằng nghề xin ăn từ năm lên 10. Mãi đến năm 1996, cả hai anh em ông được đưa về đây. Sáu năm sau người anh bệnh nặng qua đời, bỏ ông lại một mình và từ đấy ông trở nên ngẩn ngơ. Ông bảo lúc nào ông cũng thèm ăn.
 
Chuyện về 96 “ngọn đèn dầu” sắp tắt

 
Cụ bà Bùi Thị Lý (quê gốc Hải Dương, lấy chồng về Hải Phòng) kể lại sự bất hạnh của đời mình: “Chồng con bà chết hết, anh em ruột thịt cũng lần lượt qua đời, bà được đưa về đây ăn cơm nhà nước cho. Nói thật với cháu, 18 năm rồi bà chả biết đến ăn sáng là gì nữa. Ban đầu cũng thấy bụng cồn cào khó chịu, lâu rồi cũng quen, quên luôn là người ta cần phải ăn sáng cháu ạ”.  
 
Dường như thấy chuyện cụ Lý chưa khổ bằng mình, cụ ông Nguyễn Hữu Lý (90 tuổi, quê ở Hàng Kênh, Hải Phòng) đang nằm trên giường cố bò dậy nói: “Tôi chả dám ước ngày nào cũng được ăn sáng đâu, như thế là xa xỉ, tôi chỉ ước ao trước khi chết được một lần ăn phở. Có nhiều đêm tôi nằm mơ thấy được ăn bát phở nóng, cứ thế húp sì soạt, chao ôi là ngon. Tỉnh dậy tôi tiếc quá, giá như giấc mơ cứ kéo dài thêm nữa”.
 
Rồi cụ hỏi đầy háo hức: “Ở ngoài đời bây giờ người ta nấu phở có ngon như ngày xưa không cháu, có cho thêm vị gì không, có bớt đi vị gì không?”.
 
Chị Phạm Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng giải thích: “Cụ Lý vào đây từ những ngày đầu trung tâm mới thành lập. Lần cuối cùng vào cuối thập niên 70, cụ được ăn một bát phở tại cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh ngay ngã năm Kiến An, bán kèm phiếu tíc kê. Cho nên gần 40 năm nay cụ cứ quẩn quanh với ý nghĩ thèm phở”.
 
Chuyện về 96 “ngọn đèn dầu” sắp tắt
 
Cũng theo chị Hà, có cụ thèm những thức ăn ngoài đời quá đã xung phong trình với lãnh đạo trung tâm cho phép được ra ngoài... xin ăn cải thiện. Khổ nỗi, hàng năm các ngành chức năng phải mất bao công sức để thu gom, giờ lại “thả” ra sao được? Vì thế, ước mơ trước khi chết được một lần ăn phở của cụ Lý có lẽ không bao giờ thành hiện thực.
 
Những cụ già không tên
 
Ông Vũ Huy Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng cho biết, trong những lần thu gom người lang thang cơ nhỡ về trung tâm có cả những người bị câm, không nói được tiếng Việt, không biết chữ và cũng không giấy tờ tùy thân,… Vì thế khi vào trung tâm họ như người không tên. Các nhân viên đặt tên cho họ theo năm thu gom về để làm hồ sơ, dễ chia phần cơm.
 



Cụ ông ôm cặp lồng chờ đến giờ ăn
Cụ ông ôm cặp lồng chờ đến giờ ăn
 
Một người đàn ông nhìn tôi háo hức, ông được đặt tên là Đinh Tỵ (tức vào trung tâm năm 1977). Hỏi nếu nhiều cụ như thế vào cùng một năm, trung tâm phải đặt tên thế nào? Có một cụ ông mang cái tên Ơ Líp. Cụ này nói chả ai hiểu gì nhưng cuối câu bao giờ cũng “Ơ Líp”.
 
Vì không tên, không tuổi nên khi các cụ nằm xuống, trên tấm bia mộ cũng chẳng có gì để ghi ngoài một cái tên giả. Có lẽ chính vì vậy mà những người này luôn sống trong cảm giác cô độc, khép mình hơn, âu sầu hơn…
 
*
 
Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Phòng
Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Phòng
 
Ông Vũ Huy Quang cho biết, mỗi năm trung tâm tiếp nhận khoảng 30 cụ, số mới vào không kịp bù cho số người chết đi. Đến thời điểm này trung tâm có 96 cụ già đang được nhà nước trợ cấp nuôi dưỡng. Chuyện ở đã ổn định nhưng cái ăn còn rất chật vật. Hiện suất trợ cấp cho mỗi cụ là 600 nghìn đồng/tháng, tương đương 20.000 đồng/ngày. Trong thời điểm bão giá, con số đó quả thật chẳng thấm vào đâu. Chính vì vậy mà các cụ không thể có bữa ăn sáng. Nếu không tận mắt chứng kiến, tôi khó hình dung được giữa thành phố sầm uất ấy lại có những phận già bất hạnh luôn sống trong cảnh đói khát, chờ ăn.
 
 
Người già yêu và ghen
 
Ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng, các cụ không chỉ có những nỗi buồn mà có cả niềm vui rất đời. Ông Vũ Huy Quang, Giám đốc Trung tâm, chia sẻ: “Các cụ hẹn nhau ra sân ban đầu là kể chuyện đời, rồi kể chuyện mình, cuối cùng là nói luôn chuyện tình. Các cụ cũng nắm tay, dựa vai và có cả những yêu thương âu yếm chẳng khác gì thanh niên. Lâu dần nhiều đôi mạnh dạn dắt nhau lên phòng lãnh đạo đề nghị trung tâm bố trí phòng để ở chung”. Đến nay đã có đến 5 đôi tình già trong 5 căn phòng riêng biệt như những gia đình nhỏ, mang đến cho nhau chút hơi ấm hiếm hoi.
 
Ông Nguyễn Văn Khuê và bà Phạm Thị Chín, suốt 30 năm nương tựa vào nhau
Ông Nguyễn Văn Khuê và bà Phạm Thị Chín, suốt 30 năm nương tựa vào nhau
 
Cụ ông Trần Trung Hậu, 79 tuổi và bà Đỗ Thị Hòe, 55 tuổi là một minh chứng cho mối tình già ở trung tâm này. Bà Hòe mồ côi từ bé. Ông Hậu vốn là lái xe cho một công ty nhà nước nhưng vì sức khỏe yếu nên nghỉ việc trước khi được hưởng chế độ hưu. Thương ông, bà tự nguyên bên ông săn sóc. Bà đã không ngại vất vả xin làm thêm ở khu bếp và lau dọn các phòng để mỗi tháng có thêm 100 nghìn đồng mua mì tôm cho ông ăn sáng. Bà bảo một thùng mì giá 98 nghìn, còn dư 2 nghìn cất đi, sau này nếu ai đi trước thì người còn lại lấy đó mà mua hương thắp cho đỡ lạnh lẽo.
 
Tình già khi ghen cũng chẳng khác những đôi trẻ. Cũng nước mắt, cũng giận hờn, cũng bỏ ăn bỏ ngủ… Nhiều khi lãnh đạo trung tâm phải can thiệp, hòa giải cho những cụ già đang hừng hực lửa ghen.
 
 
Theo Dantri
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm360
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,532
  • Tổng lượt truy cập92,041,261
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây