Trong đó có 16 ngàn ha trồng rau, ớt, đậu bắp Nhật, đậu nành rau, bắp thu trái non và 17 ngàn ha màu trồng mè, bắp lai hoặc chuyển gen, đậu các loại và gần 13 ngàn cây ăn trái, gồm chuối, xoài và cây có múi.
Nông dân An Giang trong một chuyến học hỏi kinh nghiệm trồng cây ăn quả |
Cụ thể, năm 2017 tổng diện tích đăng ký chuyển đổi của các địa phương 9.119 ha, năm 2018 chuyển đổi 10.967 ha, năm 2019 chuyển đổi 11.015 ha, năm 2020 tổng diện tích đăng ký chuyển đổi 16.089 ha.
An Giang sẽ chọn 24 điểm quy hoạch vùng đất lúa chuyển sang trồng bắp lai, mè. Do hiệu quả kinh tế trồng bắp lai và mè so với lúa tăng khoảng 15% sản xuất cùng vụ. Đồng thời xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; chuỗi giá trị rau màu, đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP, nâng cao thu nhập cho người sản xuất từ 30%.
Ngoài ra, xây dựng cơ sở sản xuất giống cây ăn quả đảm bảo đủ nguồn cây giống chất lượng đúng quy định phục vụ tốt cho quá trình chuyển đổi. Hỗ trợ chứng nhận VietGAP rau màu cho 50 tổ chức, cá nhân có qui mô sản xuất 01 ha trở lên và 50 tổ chức, cá nhân sản xuất cây ăn trái có qui mô sản xuất 05 ha trở lên…
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;