Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang chuyển đổi cơ cấu giống lúa

Thứ hai - 10/07/2017 09:19
Khảo nghiệm, trình diễn giống lúa mới những năm gần đây được ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang chú trọng. Nhờ vậy đã chọn tạo được bộ giống có năng suất, chất lượng cao thay thế giống cũ thoái hóa, phẩm cấp kém.


 

Hơn 60% diện tích lúa giống mới

Yên Dũng là huyện trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh với diện tích gieo cấy bình quân gần 8 nghìn ha mỗi vụ, vì vậy việc đưa giống mới vào khảo nghiệm và nhân rộng luôn được huyện chú trọng.

07-37-37_img_6359
Ruộng lúa khảo nghiệm ở Bắc Giang

Ông Hoàng Hữu Lân, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện cho biết: “Mỗi năm, các cơ quan chuyên môn của huyện xây dựng mô hình khảo nghiệm từ 5 - 7 giống lúa mới. Trên cơ sở đó tìm ra bộ giống phù hợp với đồng đất địa phương, thay thế những giống cũ đã thoái hóa nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho nông dân”.

Khi khảo nghiệm thành công, huyện có chính sách khuyến khích nông dân sản xuất như trợ giá giống, hỗ trợ công làm đất, thu hoạch. Nhờ vậy đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa lúa thơm, lúa chất lượng với diện tích gần 4 nghìn ha. Bộ giống chủ lực được đưa vào gieo cấy gồm BC15, RVT, Hương thơm số 1, Nàng xuân, Bắc thơm số 7.

Tại xã Lão Hộ, vụ mùa này nông dân gieo cấy hơn 130ha lúa, trong đó lúa chất lượng lên tới gần 70ha. Đơn cử như gia đình bà Dương Thị Chung, thôn Thượng Tùng cấy 6 sào, trong đó có 5 sào giống mới, còn lại là giống KD18. Bà Chung nói: “Hai năm nay, vụ nào tôi cũng cấy giống lúa BC15 với diện tích lớn, chỉ có một sào thuộc chân ruộng trũng cấy giống KD18. Giống lúa BC15 không chỉ cho năng suất cao hơn giống cũ từ 50 - 60kg/sào mà hạt gạo dài, cơm dẻo, bán được giá”.

Theo Sở NN-PTNT Bắc Giang, công tác khảo nghiệm, trình diễn giống lúa mới đã tạo bước chuyển mạnh mẽ trong cơ cấu giống của tỉnh. Nếu như cách đây 5 năm, KD18 là bộ giống được gieo cấy chủ lực thì đến nay đã giảm hẳn, thay vào đó là các giống lúa chất lượng, năng suất cao. Riêng vụ mùa này, toàn tỉnh có hơn 30 nghìn ha lúa chất lượng, lúa lai, chiếm hơn 60% tổng diện tích, tăng gần ba lần so với năm 2010.

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa cũng được huyện Việt Yên quan tâm. Mỗi năm huyện dành khoảng 50 triệu đồng giao cho Trạm Khuyến nông xây dựng mô hình trình diễn giống lúa mới.

Ngoài ra, Trạm liên kết với đơn vị sản xuất giống ở trong và ngoài tỉnh xây dựng từ 50 - 60 mô hình cấy giống mới tại nhiều xã; tổ chức hội thảo đánh giá các chỉ tiêu về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng sau đó khuyến khích nhân rộng. Vụ mùa năm nay, toàn huyện có hơn 3,2 nghìn ha cấy giống lúa mới gồm BC15, Thiên ưu 8, QR1, RVT, tăng gấp 4 lần so với 5 năm trước.  

Cần giải pháp đồng bộ

Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm Sở NN-PTNT Bắc Giang dành 200 triệu đồng cho công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống lúa; đồng thời giao Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư xây dựng các mô hình trình diễn giống lúa mới.

Bên cạnh đó, trong điều kiện ngân sách có hạn, trạm khuyến nông, phòng NN- PTNT các huyện, thành phố chủ động phối hợp với hàng chục doanh nghiệp, đơn vị sản xuất xây dựng mô hình khảo nghiệm, trình diễn giống lúa có tiềm năng năng suất, chất lượng cao. Số vốn dành cho hoạt động này lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Vì vậy nhiều giống lúa mới đã bén rễ trên đồng đất địa phương, được bà con ưa chuộng như BC15, Thiên ưu 8, Nàng xuân, Hương thơm số 1, HKT 99, RVT…

Là đơn vị duy nhất của tỉnh được Bộ NN-PTNT giao đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng mới, mỗi năm Cty CP Giống cây trồng Bắc Giang khảo nghiệm, trình diễn hơn 200 lượt giống lúa trong và ngoài tỉnh. Theo đó, tất cả các giống đều phải đánh giá qua ba vụ sản xuất liên tiếp, kết quả khả quan mới được nhân rộng. Để làm tốt vai trò này, Công ty đã đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên đáp ứng yêu cầu. Ba năm gần đây, Cty đã nghiên cứu, chọn tạo được thêm hai giống lúa thuần là BG1, BG6 bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh với diện tích sản xuất mỗi vụ khoảng 400ha; đánh giá, khuyến cáo nhân rộng nhiều giống lúa của các đơn vị được khảo nghiệm.

Tuy nhiên, mỗi giống lúa chỉ phù hợp trong một giai đoạn nhất định. Thực tế này đòi hỏi các nhà sản xuất giống, cơ quan chuyên môn phải không ngừng nghiên cứu, chọn tạo, tìm ra bộ giống mới. Ông Vũ Đình Phượng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang cho biết, thời gian tới Sở tiếp tục xây dựng vùng lúa hàng hóa tập trung; tập huấn các biện pháp kỹ thuật cho nông dân từ khâu sản xuất đến bảo quản sau thu hoạch, chế biến, vận chuyển nhằm phát huy được ưu điểm của giống, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu...

THEO TRỊNH LAN/BAO NONGNGHIEP.VN
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại932,798
  • Tổng lượt truy cập92,106,527
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây