Học tập đạo đức HCM

Nuôi rùa giống cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Thứ hai - 10/07/2017 18:58
Mô hình nuôi rùa giống của gia đình ông Trần Việt Bắc, ấp Bến Gỗ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình (Cà Mau) nhiều năm qua được người dân địa phương biết đến, không chỉ bởi tính độc đáo mà vì hiệu quả kinh tế cao.
 

Nuoi rua giong cho thu nhap hang tram trieu dong - Anh 1

Ông Bắc cho biết, năm 2012, tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin, ông nhận thấy đây là mô hình hiệu quả mang lại thu nhập cao, cho nên đã chịu khó học hỏi kinh nghiệm. Từ 40 con rùa giống, sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, đến nay, trại rùa của ông đã nuôi hơn 200 con rùa giống với sáu loại khác nhau như: rùa đất lớn, rùa răng, rùa cá sấu, rùa nắp… Về kỹ thuật nuôi, ông Bắc chia sẻ, chuồng trại cần thông thoáng, đủ ánh sáng, nhiệt độ, nhất là bảo đảm đủ rộng để có chỗ ăn, chỗ chơi và hệ thống thoát nước cho rùa phát triển tốt nhất. Bên ngoài chuồng trại xây dựng bằng tường gạch, có lưới sắt phủ bên trên, hồ dành cho rùa sâu khoảng 60 cm; trong khi nuôi cần chú ý đến việc thay nước trong hồ, không để nước quá bẩn. Về thức ăn cho rùa, chủ yếu là rau muống, lục bình, ốc rau cải, hoa màu có sẵn của địa phương,... dễ tìm, giá rẻ. Rùa là loài sinh trưởng nhanh, sau một năm rưỡi có thể xuất bán được. Khi rùa đẻ trứng, cần lấy trứng rùa về một tổ khác đã chuẩn bị sẵn trước đó để tiến hành ấp trứng. Chú ý đến nhiệt độ của tổ ở mức 270C, trung bình sau hơn bốn tháng thì trứng nở. Tổ ấp trứng được làm từ hỗn hợp cát, đất, trấu để cho rùa con sau khi nở có thể chui lên được dễ dàng.

Theo đánh giá của ông Bắc, hiện việc tiêu thụ rùa khá thuận lợi và thường được bán cho các thương lái ở tỉnh khác. Mỗi con rùa giống bán với giá từ 500 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng. Năm 2016, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu nhập gần 400 triệu đồng.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Trương Văn Mẫn đánh giá, mô hình nuôi rùa giống của gia đình ông Trần Việt Bắc mang lại hiệu quả về kinh tế. Đây được xem là hướng đi mới giúp nông dân trong xã có thêm thu nhập. Hội Nông dân có kế hoạch nhân rộng mô hình đến các hội viên khác, giúp người dân địa phương vươn lên làm giàu.

theo baomoi.com


 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại848,711
  • Tổng lượt truy cập93,226,375
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây