Học tập đạo đức HCM

Bán hết lúa mới lo tạm trữ

Thứ tư - 08/08/2012 20:28
Trước khi tiến hành thu mua tạm trữ, nhiều nông dân đã bán hết lúa với giá rẻ cho thương lái. Chính sách này đã bộc lộ điểm yếu khi không kiểm soát được việc mua bán lúa gạo của doanh nghiệp.
Hàng loạt những bất cập đã được lãnh đạo địa phương ĐBSCL vạch ra tại hội nghị lấy ý kiến về việc thu mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân vừa được Bộ NNPTNT tổ chức tại Kiên Giang.
Giá lên, lúa đã hết
Nhiều năm nay, khi đến mùa thu hoạch rộ, lượng lúa hàng hóa tăng cao thì cũng là lúc thương lái tung ra hàng loạt chiêu bài để buộc nông dân bán với giá rẻ. Bởi, nông dân bán hay không thương lái không mất mát gì, nhưng nếu không bán, nông dân không biết cất lúa vào đâu, trong khi nợ ngân hàng lại buộc phải trả.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ nhằm đảm bảo quyền lợi của người trồng lúa, chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo đã được đặt ra. Theo đề xuất của Bộ NNPTNT, vụ đông xuân 2012 sẽ thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy ra gạo. Theo đó, tỷ lệ dự trữ của mỗi địa phương sẽ được phân bổ theo tiêu chí sản lượng lúa của vụ đông xuân của năm trước đó.
Tuy nhiên, chính sách tạm trữ lúa gạo đã bộc lộ nhiều hạn chế như không kiểm soát được việc mua bán lúa của doanh nghiệp, khó lý giải việc doanh nghiệp “thà” thông qua thương lái chứ không chịu thu mua lúa gạo trực tiếp từ người trồng, tạo cơ hội cho thương lái ép giá nông dân. Trong khi đó, phần lớn nông dân, nhất là hộ sản xuất nhỏ đều bán hết lúa cho thương lái với giá rẻ, do đó, dù giá lúa có tăng trong và sau thời điểm tạm trữ nông dân hoàn toàn không được hưởng lợi gì.
Theo ghi nhận của phóng viên, sau hơn nửa tháng thực hiện chủ trương tạm trữ lúa gạo, giá lúa ở ĐBSCL đã tăng lên khoảng 300 đồng/kg. Trớ trêu là khi giá lúa đã tăng thì lượng lúa trong dân cũng không còn. Nhiều hộ buộc phải tranh thủ bán lúa với giá rẻ ngay từ đầu vụ (trước khi thu mua tạm trữ) để trang trải nợ nần, trả tiền nhân công và dồn vốn cho mùa vụ kế tiếp.
Rõ ràng, giá lúa có tăng kể từ khi tạm trữ nhưng lợi nhuận chênh lệch này đã “tuồn” hết qua tay của doanh nghiệp và thương lái.
Làm ra hạt “gạo”, hưởng hạt “thóc”
GS.TS.Võ Tòng Xuân chua chát thừa nhận rằng, với sự điều phối như hiện nay, cho dù giá lúa có tăng đến mức nào người nông dân cũng không thụ hưởng được bao nhiêu, mà lợi nhuận chủ yếu về tay doanh nghiệp và thương lái.
Theo GS Võ Tòng Xuân, chính sách thu mua tạm trữ hiện nay còn vướng nhiều điểm nghẽn, các nhà hoạch định cần tham mưu với Chính phủ thay đổi phương thức thu mua lúa gạo nhằm đem lại thành quả xứng đáng cho người nông dân.
Mặc dù Bộ NNPTNT cho rằng, mục đích của chính sách tạm trữ là nhằm đảm bảo cả nông dân và doanh nghiệp đều có lãi, trong đó, nông dân lãi ít nhất là 30%, tuy nhiên hiện chưa có cơ sở nào để tính giá thành cho 1 kg lúa sản xuất từng mùa vụ, nguyên liệu đầu vào lại đội giá lên từng ngày.
Trong khi đó, đại diện các tỉnh cho rằng, ngân hàng luôn “nhìn mặt gửi vàng” khi bố trí nguồn vốn hỗ trợ thu mua tạm trữ và tất nhiên, nguồn vốn này cũng lại rơi vào tay doanh nghiệp.
Hiện vẫn chưa có quy chế giám sát quá trình thu mua tạm trữ của doanh nghiệp. Đây cũng là kẻ hở giúp doanh nghiệp dễ dàng thao túng, gây áp lực với nông dân.
Tại hội nghị, hầu hết lãnh đạo các tỉnh có vùng lúa nguyên liệu lớn như Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang… đều kiến nghị Chính phủ nên giao chỉ tiêu cho mỗi địa phương được quyền phân bổ khối lượng tạm trữ theo nhu cầu nhằm đảm bảo có lợi cho người trồng lúa.
Về quy chế, phương thức tạm trữ lúa gạo như số lượng tạm trữ lúa mỗi hộ là bao nhiêu, quy chuẩn các lò sấy ra sao, kho dự trữ như thế nào, các ý kiến đều cho rằng, cần tận dụng nông hộ sản xuất lớn, tổ hợp tác, HTX hình thành sản lượng lúa hàng hóa lớn để tạm trữ tập trung. Các hộ có điều kiện được khuyến khích tạm trữ tại nhà. Đối với các hộ sản xuất nhỏ có thể dự trữ tại kho doanh nghiệp./.\
Lê Nguyễn
Nguồn:toquoc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay29,188
  • Tháng hiện tại105,580
  • Tổng lượt truy cập92,483,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây