Học tập đạo đức HCM

Bảo hiểm nông nghiệp và những vấn đề đặt ra

Thứ ba - 18/06/2013 03:55
Bảo hiểm nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, là một trong những chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Sau 2 năm triển khai thí điểm tại 20 địa phương trên địa bàn cả nước, có thể nói bảo hiểm nông nghiệp đã thu được những kết quả đáng kể.

 

Là một nước nông nghiệp, nhưng hàng năm thiên tai, dịch bệnh đã cướp trắng của nông dân Việt Nam khối tài sản ước tính 1,5% GDP (giá trị tương đương khoảng 10 tỉ đô la). Bảo hiểm nông nghiệp chính là cứu cánh cho nhà nông trong việc giữ gìn thành quả và công sức lao động.  Ngày 1/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 315/QÐ-TTg về việc thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 tại  20 tỉnh. Trong đó  thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại các tỉnh Nam Ðịnh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Ðồng Tháp.  Bảo  hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Ðồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Ðịnh, Bình Dương và Hà Nội. Bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

Ông Hoàng Xuân Điều, Trưởng ban Bảo hiểm nông nghiệp TCty Bảo hiểm Bảo Việt – một trong những doanh nghiệp thực hiện thí điểm dự án bảo hiểm nông nghiệp cho biết, bảo hiểm nông nghiệp là một lĩnh vực bảo hiểm mới. Bản thân ngành nông nghiệp đã chứa đựng rất nhiều khó khăn và rủi ro, phụ thuộc phần lớn vào những nhân tố khó kiểm soát đó là thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, nông thôn còn nghèo, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thói quen và kinh nghiệm còn hạn chế thì bảo hiểm nông nghiệp cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn rủi ro trước mắt.

Ông Điều cũng cho rằng, khó khăn nhất hiện nay trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp đó là, làm thế nào để nông dân hiểu được những ưu đãi họ được hưởng, quyền lợi của họ khi tham gia bảo hiểm với sự hỗ trợ gần như tối đa của Chính phủ để thu hút số đông tham gia. Đây được coi là hoạt động đảm bảo cho thành công bước đầu của chương trình thí điểm. Bảo hiểm nông nghiệp là một chính sách mới cần phải có thời gian vừa để hoàn thiện sản phẩm vừa để người dân có thời gian để nhận thức và thấy được tác dụng của bảo hiểm nông nghiệp vì vậy Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm  để tạo ra thói quen khi sản xuất phải mua bảo hiểm để bảo vệ minh khi có  rủi ro thiên tai, dịch bệnh xẩy ra….Tính đến hết tháng 5 /2013 Bảo Việt đã bảo hiểm được 30 ngàn ha lúa; 500 ngàn con  trâu bò, lợn gia cầm; 5.000 ha tôm  với tổng giá trị được bảo hiểm là 3.300 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm thu được là 190 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 5/2013, Bảo hiểm Bảo Việt đã chi trả bồi thường cho các hộ nông dân tổng cộng 350 tỷ đồng, trong đó riêng hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, Bảo Việt bồi thường thiệt hại về tôm là 340 tỷ đồng.

Ông Điều cho biết, xét về hiệu quả thì bảo hiểm nông nghiệp đã bị âm do số tiền bồi thường vượt quá doanh thu phí bảo hiểm.Kinh nghiệm trên thế giới đã cho thấy bảo hiểm nông nghiệp rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước, khi không còn sự hỗ trợ của nhà nước thì không thể triển khai bảo hiểm nông nghiệp. Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn đang tiếp tục được triển khai một cách khẩn trương, với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và sự chỉ đạo của ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp các cấp. Mặc dù luôn xác định đây là một nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp, thực hiện theo tinh thần doanh nhân với nông dân và tinh thần doanh nghiệp nhà nước với chủ trương của Chính phủ với mục tiêu không vì lợi nhuận nhưng không thể để doanh nghiệp lỗ, từ nay cho đến khi chương trình kết thúc vào cuối năm 2013, Bảo Việt tiếp tục đi sâu đi sát triển khai chương trình thí điểm để chương trình bảo hiểm nông nghiệp đi vào cuộc sống thực tế của người dân.

Mai Hằng
Nguồn dddn.com.vn
 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay53,326
  • Tháng hiện tại884,053
  • Tổng lượt truy cập92,057,782
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây