Học tập đạo đức HCM

Diêm dân mong được hỗ trợ chuyển đổi nghề

Thứ hai - 17/06/2013 21:00

Diêm dân mong được hỗ trợ chuyển đổi nghề

Làm muối một thời từng là hướng phát triển kinh tế chủ đạo của hàng nghìn hộ gia đình ở huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng. Tuy nhiên, hiện các ruộng muối ở đây gần như bỏ hoang. Bà con mong muốn được chuyển đổi nghề nhưng đều bế tắc.

 

Đồng muối vắng bóng người

Những ngày này, trên cánh đồng muối ở xã Văn Phong (Cát Hải) không thấy bóng dáng một ai dù thời tiết thuận lợi cho việc làm muối. Trên cánh đồng muối chỉ thấy những bể chứa nước đã bỏ không, những sân phơi cát cây cỏ đã mọc tốt quá đầu gối người.

Ông Nguyễn Công Thức - một người làm muối của xã ngán ngẩm nói: “Tôi có 720m2 làm muối với sản lượng 8 tấn mỗi năm. Đầu tư hạt muối rất lớn nhưng đầu ra thất thường, khi thì không có mà bán, khi thì bán không ai mua. Tôi giờ đi làm thuê công nhật, không có ai thuê mới đi làm muối”.

Xã Văn Phong hiện có 40ha đất làm muối nhưng phần lớn bỏ hoang, tính hết tháng 5, xã chỉ đạt được 10% kế hoạch mà huyện đã đặt ra cả năm (chưa được 100 tấn muối)

Tình trạng này chẳng riêng gì Văn Phong, 4 cánh đồng muối khác ở huyện đảo Cát Hải cũng đìu hiu và đang dần bị hoang hóa. Ông Lương Văn Mộc- Chủ nhiệm Hợp tác xã Đại Nghĩa, xã Nghĩa Lộ cũng lắc đầu cho biết: “Xã Nghĩa Lộ, trước đây có gần 50ha diện tích đất làm muối. Do thu nhập bấp bênh nên toàn xã có 70% diêm dân bỏ nghề”.

Cũng theo ông Mộc, hầu hết những người trong độ tuổi lao động đã bỏ nghề vào nội thành tìm việc, chỉ những người lớn tuổi không có điều kiện tìm việc khác thì mới làm nghề. Vì thế năm 2013, huyện giao chỉ tiêu cho xã là đạt 1.200 tấn muối nhưng hết tháng 5 chỉ đạt 10%. Thực tế nghề muối, kiến thiết ô lề bể chạt giá vật liệu cao, người dân không đủ tiền để đầu tư. Trong khó khăn đó, Nhà nước, thành phố không mua hay trợ giá chỉ có tư thương mua nhưng ép giá nên không đủ để bù những giọt mồ hôi, công sức của người làm muối.

Loay hoay tìm hướng chuyển đổi nghề

Ông Nguyễn Văn Toán-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải trăn trở: Năm 2010, thành phố ra Nghị quyết 14 về hỗ trợ cho nông nghiệp thủy sản, trong đó có hỗ trợ diêm dân, song mức hỗ trợ này mới chủ yếu là cải tạo kênh mương thủy lợi, kinh phí hỗ trợ trực tiếp phục vụ cơ sở vật chất cho sản xuất muối là 20%, còn lại thì diêm dân phải tự bỏ vốn. Xét theo thực tế giữa vốn đầu tư và lợi nhuận thu được thì hiện nay kinh phí hỗ trợ này là quá thấp, diêm dân không thể quay vòng vốn chưa nói gì đến có tích lũy để tái sản xuất.

Từ những khó khăn trên, nhu cầu chuyển nghề của bà con là rất lớn, tuy nhiên việc chuyển sang nghề gì đang là vấn đề nan giải bởi ngoài những khó khăn đặc thù tự nhiên của huyện đảo như giao thông không thuận lợi, diện tích làm muối có chất đất và nước rất mặn chỉ phù hợp với một số nghề nhất định như nuôi trồng thủy sản. Nhưng để chuyển sang nghề này, diêm dân phải đầu tư vốn rất lớn cho việc đào đắp ao đầm, đầu tư hệ thống kênh mương, hơn nữa nếu không được quy hoạch tổng thể thì việc nuôi thủy sản rất dễ gây ô nhiễm môi trường.

Nói về thu nhập, mỗi hộ làm muối tại huyện Cát Hải sản xuất được khoảng 5-6 tấn muối/vụ. Với giá thành bán buôn dao động từ 1.200 đến 2.000 đồng/kg, tổng thu nhập bình quân của mỗi hộ này khoảng 10 triệu đồng. Số tiền ít ỏi này chỉ đủ cho bà con cải tạo tu bổ ô lề bể chạt, không có vốn tích lũy nên diện tích bỏ hoang ngày càng nhiều.

Gia đình bà Bùi Thị Ấn ở xã Nghĩa Lộ bày tỏ: “Hiện thu nhập của gia đình tôi tính ra bằng mức thu nhập của hộ nghèo, cả nhà sống lay lắt với chạt muối. Muốn làm nghề khác mà chưa biết làm gì”.

Ông Đặng Văn Hải- Chủ tịch UBND xã Văn Phong chia sẻ: Thực tế hiện nay các xã chưa có mô hình chuyển đổi nghề nào cho diêm dân có hiệu quả và có thể được nhân rộng từ những diện tích đất này. Giải pháp trước mắt được các xã lựa chọn là khuyến khích phát triển đa ngành nghề. Nhưng vì không có trình độ, không được đào tạo, lại thiếu vốn nên diêm dân chỉ biết tìm vào nội thành làm thuê thời vụ.

Nếu thành phố có cơ chế chuyển đổi nghề thì người dân sẵn sàng chuyển đổi nghề với điều kiện chuyển nghề phải chắc và bền vững. Nhưng vấn đề chuyển đổi nghề này không đơn giản, không phải một cá nhân mà phải cả cánh đồng chuyển đổi nghề mới làm được. Chính vì vậy, xã, huyện cần sự quan tâm, lên kế hoạch ở tầm cao hơn để hỗ trợ bà con chuyển đổi nghề… 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm181
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại224,872
  • Tổng lượt truy cập90,288,265
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây