Học tập đạo đức HCM

Cả nghìn dân ồ ạt đi phá rừng

Thứ bảy - 15/06/2013 19:54
Hàng ngàn lượt người dân ở xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) liên tục chặt phá, xâm lấn hàng trăm ha rừng trong mấy ngày qua. Phần nhiều trong số họ vốn không có lấy một tấc đất để sản xuất.

“Ra khỏi nhà là chạm đất lâm trường !”

Chiều 14/6, PV VietNamNet về bản 3-2, một trong những bản “trắng” đất nông – lâm nghiệp của xã Châu Bình.

Trong các sân nhà, bà con tụm năm tụm bảy, xôn xao câu chuyện phát rừng vỡ đất lâm nghiệp vốn đang rất “nóng” ở đây.

Châu Bình; Quỳ Trâu; phá rừng; Nghệ An

Hàng ngàn lượt người dân Châu Bình vào rừng chặt cây chiếm dụng đất lâm nghiệp - Ảnh: T.M

Chị Hoàng Thị Thương cùng nhiều bà con khác đang ngồi trò chuyện ở bậc thềm. Thấy chúng tôi hỏi chuyện, chị Thương sụt sùi cho biết: “Nhà tôi hai vợ chồng sáng mở mắt là đi làm thuê cho lâm trường, kiếm ngày 80.000 – 100.000 đồng. Nhiều bữa mưa gió hoặc hết việc, chúng tôi lại đi bẻ củi bán hoặc kiếm chỗ bốc vác. Nhà thuộc diện 135 nên thỉnh thoảng được nhà nước cấp gạo nhưng không đủ ăn. Vợ chồng phải kiếm tiền để mua gạo, nuôi con”.

Không riêng gì gia đình chị Thương, 230 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu của bản 3-2 vốn không có lấy một tấc đất để sản xuất. Chỉ có một số ít hộ giáp mặt đường QL48 là có thể xoay sở buôn bán, còn lại, đa số dân 3-2 đều làm thuê kiếm sống, chủ yếu là cho Lâm trường Cô Ba.

Trưởng bản 3-2 Nguyễn Văn Thiện cho biết, trước đây bản có gần 2ha đất trồng lúa cho bà con sản xuất.

Tuy nhiên do lâm trường phát rừng, nguồn nước cạn kiệt nên mấy năm qua không thể sản xuất được.

Châu Bình; Quỳ Trâu; phá rừng; Nghệ An

Người dân sụt sùi kể chuyện với PV gia đình chị cùng hơn 200 hộ dân khác tại bản 3-2 chỉ ước có đất canh tác để thoát nghèo - Ảnh: C. Thái

“Thậm chí những lạch ruộng nhỏ dân tự khai hoang, lâm trường cũng cho người vào phát. Hiện bản chúng tôi nằm lọt thỏm giữa đất của lâm trường, ra khỏi nhà là dẫm lên đất của họ rồi” -  trưởng bản 3-2 nói.

Tại bản Pả Hốc, bản sâu nhất của xã Châu Bình, đời sống người dân cũng chẳng sáng sủa hơn. Trưởng bản Vi Văn Thông lắc đầu bảo, cả bản có 80 hộ dân mà không có lấy 1 tấc đất nông nghiệp.

“Trước đây, dân bản chăn nuôi trâu bò để cải thiện. Trâu bò lỡ sa chân vào đất lâm trường, nếu bị bắt sẽ cân theo trọng lượng để nộp phạt, có hộ phải nộp từ 8 đến 10 triệu đồng” – trưởng bản Thông cho biết.

Sẽ rà soát lại đất lâm nghiệp

Chiều 14/6, đích thân ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An đã về xã Châu Bình, phối hợp cùng UBND huyện Quỳ Châu và chính quyền cơ sở tổ chức cuộc họp khẩn.

Sau cuộc họp với chính quyền các cấp, ông Đinh Viết Hồng, bà Lang Thị Hồng – Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu đã có buổi đối thoại với bí thư, trưởng 17 bản trên địa bàn toàn huyện.

Châu Bình; Quỳ Trâu; phá rừng; Nghệ An

Người dân tập trung cùng phản ánh với PV - Ảnh: C. Thái

Tại đây, các trưởng bản đều nêu ý kiến rõ ràng, thẳng thắn về những khó khăn của bà con nhân dân. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị nhưng nguyện vọng chính đáng của người dân vẫn chưa được giải quyết.

Không có đất nông – lâm nghiệp, trong khi Lâm trường Cô Ba lại ngày một mở rộng diện tích, là một trong những nguyên nhân chính khiến cả ngàn lượt người vác dao vào rừng chặt phá.

Theo số liệu tại UBND xã Châu Bình, diện tích của Lâm trường Cô Ba hiện tại lên đến 7.000ha, trong khi đó, 2.000 hộ dân với khoảng 8.000 nhân khẩu trong xã chỉ có chừng 1.800 ha đất canh tác, gồm 300 ha đất hai lúa và các diện tích trồng mía.

Thông tin từ huyện Quỳ Châu còn cho biết, trên địa bàn Châu Bình vừa được phê duyệt quy hoạch một diện tích khá lớn cho một công ty sữa trồng cỏ và dược liệu, khiến cho việc mở rộng đất nông – lâm nghiệp của người dân càng thêm khó khăn.

Trả lời những ý kiến của các vị trưởng bản, ông Đinh Viết Hồng khẳng định, tỉnh đã giao cho huyện, xã tiến hành rà soát cụ thể diện tích đất sử dụng của Lâm trường Cô Ba.

Cả tỉnh, huyện đều xét thấy nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp bền vững, có bìa đỏ của nhân dân là chính đáng, thiết yếu.

“UBND tỉnh giao cho huyện, xã, các cấp ngành chức năng liên quan tiến hành rà soát các diện tích, tạo cơ sở để quy hoạch diện tích đất cho nhân dân” – Phó chủ tịch Nghệ An kết luận.

Bắt đầu từ ngày 8/6, hàng ngàn lượt người dân thuộc các bản ở xã Châu Bình (Quỳ Châu) kéo nhau vào những khu vực rừng cách xa bản từ 8 – 10km rừng chặt phá, xâm lấn đất lâm nghiệp.

Chỉ trong ít ngày, hơn 500ha rừng đã bị người dân chặt phá, xâm hại thuộc các tiểu khu 200, 204, 205 do Lâm trường Cô Ba quản lý.

Ngày 14/6, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm huy động lực lượng, phối hợp Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an Nghệ An và các cơ quan chức năng của huyện tiếp cận hiện trường để tuyên truyền, vận động người dân rời khỏi vùng rừng đã tàn phá.

Sau khi có sự chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp từ UBND tỉnh, tình trạng phá rừng tràn lan bước đầu được ngăn chặn.

Cao Thái
Theo vietnamnet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập555
  • Hôm nay70,671
  • Tháng hiện tại806,781
  • Tổng lượt truy cập93,184,445
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây