Học tập đạo đức HCM

"Cái bắt tay" giữa nhà nước và tư nhân

Chủ nhật - 26/08/2012 01:39
Trong bối cảnh ngân sách không "theo kịp" nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, sự hợp tác giữa công - tư chính là lời giải cho bài toán mang tên tối đa hóa lợi ích cộng đồng.

 

Nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh đến tính cấp thiết xây dựng Luật Đối tác công tư, nhằm xây dựng một cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước và nhà đầu tư phát triển mối quan hệ lâu dài này.

 

Hợp tác công tư: Lạ mà quen

 

Theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về Ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì "Đầu tư theo hình thức Công - Tư là việc nhà nước và các đơn vị tư nhân cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án". Hiểu đơn giản, "cái bắt tay" giữa nhà nước và tư nhân giống như hai miếng ghép hình khớp với nhau. Cụ thể hơn, sự kết hợp giữa lợi thế về chính sách, cơ chế quản lí, ưu đãi thuế, đất đai của Nhà nước và lợi thế về nguồn vốn, kĩ thuật, nhân lực của đơn vị tư nhân sẽ phát huy được thế mạnh và đem lại lợi ích cho cả hai bên.

 

Theo đó, thuật ngữ Private Public Partnership (PPP), Đối tác công - tư sẽ được tiếp cận theo hai đối tượng Nhà nước và tư nhân. Yếu tố "tư" để chỉ nhà đầu tư là chưa đủ, mà phải phân biệt là nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, theo nhận định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo "Thực hiện các dự án công tư, kinh nghiệm và đề xuất" 17/7/2012 thì PPP thật ra đã xuất hiện tại VN dưới các hình thức BTO, BOT, BT...

 

Tuy nhiên, Nghị định 108/2009/NĐ-CP về các hình thức đầu tư BTO, BOT, BT cùng với Quyết địng 71/2010/QĐ-TTg đã vô tình đem đến sự hiểu lầm rằng PPP là một dạng hợp tác hoàn toàn mới, mà theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh là "lấy một tập mẹ đặt vào tập con". Chính sự khập khiễng từ cách tiếp cận đã dẫn đến Nhà nước và các doanh nghiệp "chạy theo" BOT, BT...mà quên đi bao trùm tất cả hình thức này là PPP hay Hợp tác công - tư. Đã đến lúc PPP được nhìn nhận đúng đắn trước những thách thức về ngân sách, kinh nghiệm, nhân lực mà Nhà nước không thể "ôm đồm".

Nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh đến tính cấp thiết xây dựng Luật Đối tác công tư.Ảnh minh họa

 

Nhặt sạn PPP Việt Nam

 

Theo Thống kê mới nhất Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức (Lũy kê các Dự án còn hiệu lực đến ngày 20/6/2012) của Cục đầu tư nước ngoài, trong tổng số các dự án 100% vốn nước ngoài thì hợp đồng BTO, BOT, BT chỉ chiếm 1,28% (14 dự án) đã thể hiện sự ngần ngại của nhà đầu tư tư nhân đối với Nhà nước. Trong bốn cấp độ tăng dần về khả năng vận dụng PPP của EIU, Việt Nam xếp ở "vạch xuất phát" với 26,3/100 điểm. So với 16 nước khảo sát trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ đứng trên Mông Cổ và Papua New Guinea.

 

Điểm phát sinh sự "non trẻ" này trước hết là ở tính chất của nền kinh tế Việt Nam trước đây duy trì thành phần kinh tế nhà nước ở vai trò chủ đạo, chiếm phần lớn tỉ trọng của nền kinh tế. Các công ty quốc doanh thay mặt nhà nước giải quyết các vấn đề thiết yếu của xã hội, từ đó hình thành nên một "biến tướng" của PPP là Public Public Partnership, hay hợp tác công - công. Hay nói khác yếu tố tư nhân vẫn còn lạ lẫm đối với môi trường đầu tư Việt Nam.

 

Nguyên nhân kế đến là những lĩnh vực hợp tác thuộc diện" nhạy cảm" (cơ sở hạ tầng, điện, nước...) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Chính vì vậy việc thực hiện các dự án PPP đòi hỏi cả nhà nước và đơn vị tư nhân phải phối hợp cực kì chặt chẽ mới đảm bảo được tiến độ dự án. Nhưng tỉ lệ những dự án PPP thành công chỉ chiếm một phần rất nhỏ đã nói lên sự thiếu kinh nghiệm hợp tác từ cả hai phía.

 

Cuối cùng, nguyên nhân gốc rễ chính là lợi ích cả hai bên không được đảm bảo trước rủi ro luôn "rình rập". Cơ sở pháp lý không rõ ràng cộng với quan niệm tư nhân là đơn vị "phải góp tiền và gánh bớt rủi ro cho nhà nước" khiến cho các đơn vị tư nhân không dám "dấn thân" vào những dự án mà lợi ích của họ là dấu chấm hỏi.

 

Cần ra đời luật Đối tác công - tư

 

Chỉ tính riêng khu vực Tp HCM trong lộ trình xây dựng cơ sở hạ tầng đến năm 2025, số tiền đầu tư đã lên đến 42 tỷ USD trong bối cảnh ngân sách và các vốn vay khác đang co hẹp dần. Những hạt sạn lẫn trong PPP cần phải được loại bỏ bằng một cơ sở pháp lí vững chắc, tiến bộ mang tên Luật Đối tác công tư. Theo kiến nghị của Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp HCM, Tiến sĩ Trần Du Lịch thì đạo luật này cần đảm bảo những nội dung về lĩnh vực hợp tác cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.

 

Theo đó, phía nhà nước cần có một cơ sở pháp lý chắc chắn để ràng buộc những nghĩa vụ của tư nhân cũng như đảm bảo được những lợi ích cần thiết mà tư nhân có thể chấp nhận được và đồng ý tham gia vào hợp đồng hợp tác PPP. Hiện nay, đây là khâu quan trọng và gặp nhiều trở ngại nhất trong quá trình phổ biến PPP. Những hợp đồng PPP thường là dài hạn, ngắn thì 1-2 năm, dài thì 25-30 năm. Cộng với sự đa dạng kĩnh vực hợp tác PPP đang "đánh đố" tầm nhìn của nhà hoạch định. Làm sao để tư nhân an tâm tham gia hợp tác song cũng hạn chế những mặt tiêu cực tạo ra khi tư nhân chạy theo lợi ích mà không hoàn thành trách nhiệm.

 

Một số tiêu cực từ sử dụng PPP để "đút túi riêng" như việc một số doanh nghiệp tư nhân nạo vét lòng sông quá mức để lấy cát xây dựng hay doanh nghiệp đến từ Indo đang khai thác than thượng phẩm ở Quảng Ninh...khiến Nhà nước nói chung và nhân dân nói riêng tỏ thái độ e dè trước hợp tác công-tư. Một Quyết đinh thí điểm 71 là chưa đủ giảm thiểu mặt tối của quá trình hợp tác của PPP. Không thể đợi kết quả của các dự án để rút kinh nghiệm mà phải "vừa học vừa làm" bởi tốc độ phát triển của xã hội thì không đợi ai cả.

 

Trong khi đó, về phía cơ quan chức năng vẫn chưa đảm bảo trách nghiệm trong mối quan hệ hai chiều này. Việc xác định đây là mối quan hệ tương hổ chứ không phải là chính phụ là vô cùng quan trọng. BOT Phú Mỹ chính là ví dụ cho thấy Nhà nước đã chưa làm thực hiện đúng cam kết hoàn thành đường dẫn khi chiếc cầu hoàn thành trước tiến độ. Rõ ràng, sân chơi hợp tác giữa công và tư cần một đạo luật để đảm bảo tính công bằng trước các rủi ro đến từ biến động trong và ngoài nước.

 

Ngoài một khung pháp lí vững vàng, tiến bộ, để PPP thật sự phát huy hiệu quả thì còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện từ nhân lực, cơ chế quản lí quy về một mối, tầm nhìn, môi trường đầu tư, minh bạch thông tin... Lẽ đó, "Đồng bộ - Khẩn trương - Thận trọng" như khuyến nghị của nhiều chuyên gia tại Hội thảo "Thực hiện các dự án công tư, kinh nghiệm và đề xuất" được tổ chức vừa qua là một phương châm nằm lòng để biến PPP có trở thành một động lực phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu.

 

 Thiên Thuận - Vân Anh
 Theo Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay27,482
  • Tháng hiện tại981,294
  • Tổng lượt truy cập92,155,023
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây