Học tập đạo đức HCM

Cần quy hoạch có tính chiến lược cho ngành chăn nuôi heo

Thứ ba - 09/05/2017 23:21
Giá heo hơi giảm mạnh đã khiến nhiều người chăn nuôi bị thua lỗ nặng nề. Trước tình hình này, các cấp, các ngành chức năng Trung ương, địa phương cùng doanh nghiệp đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp người chăn nuôi heo. Tuy nhiên, vẫn còn lắm vướng mắc, rất cần có giải pháp gỡ khó kịp thời cho ngành chăn nuôi…

Bước sang tuần đầu tiên của tháng 5-2017, giá heo hơi tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tiếp tục giảm thêm khoảng 2.000-3.000 đồng/kg so với trước đó, xuống còn ở mức rất thấp. Cụ thể, heo hơi loại 1 tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Long An có giá 22.000 đồng/kg (tương đương 2,2 triệu đồng/tạ), còn heo hơi loại 2 (heo quá lứa, loại trên 100 kg/con trở lên) có giá ở mức khoảng 20.000 đồng/kg (tương đương 2 triệu đồng/tạ). Riêng heo hơi loại 3 (chủ yếu là heo giống bố mẹ đã hết sức sinh sản được nông dân xuất bán hoặc bán những con bố mẹ xấu) có giá chỉ còn ở mức 1,2-1,5 triệu đồng/tạ. Theo nhiều hộ chăn nuôi ở tỉnh Bến Tre, xuất bán heo hơi với giá trên, nhiều người nuôi heo bị lỗ vốn từ 1,8-2 triệu đồng/con heo khoảng 100 kg.

Bà Từ Thị Ngọc Nhẹ, ngụ xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, có khoảng 100 con heo thịt, 17 con giống bố mẹ và 80 con heo con, cho biết: "Giá heo hơi rẻ tệ như vậy nhưng kêu bán rất khó vì thương lái không thèm đến mua. Trong khi đó, giá heo con chỉ còn ở mức 1 triệu đồng/3 con (loại khoảng 10-15 kg/con) nhưng kêu bán cũng không dễ vì ít người dám mua heo con nuôi vào thời điểm này. Để giảm đàn heo, gia đình tôi phải tự giết mổ heo hơi rồi mời bà con ủng hộ mua với giá 100.000 đồng/3 kg thịt. Tôi cũng hạ giá bán heo con xuống chỉ còn ở mức 300.000 đồng/con, tính ra bị lỗ vốn hơn 300.000 đồng khi bán mỗi heo con. Cũng theo bà Nhẹ, xã Thành An có số lượng đàn heo rất lớn với khoảng 36.000 con, trong đó có nhiều hộ dân nuôi heo với quy mô khá lớn từ một vài trăm con. Thời gian qua, có nhiều hộ dân ở đây khấm khá lên nhờ nuôi heo, nhưng nay lại bị thu lỗ nặng từ con heo và lâm cảnh nợ nần hàng trăm triệu đồng, chủ yếu nợ tiền thức ăn chăn nuôi.

Tại TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long… giá heo hơi cũng tuột xuống mức khá thấp, với giá heo hơi loại 1 chỉ còn ở mức 26.000-28.000 đồng/kg, khiến nhiều người nuôi heo cũng bị lỗ vốn từ 1-1,2 triệu đồng/con khoảng 100 kg. Theo ông Nguyễn Văn Nhật, ngụ ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, thời điểm gần cuối tháng 4, khi các thông tin về việc Chính phủ và Bộ NN& PTNT triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi heo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, giá heo hơi tại một số nơi ở TP Cần Thơ đã có tăng nhẹ lên 29.000-30.000 đồng/kg, nhưng tôi chưa kịp kêu bán thì giá đã giảm trở lại 26.000-27.000 đồng/kg. Nhưng thương lái đến không bắt nguyên cả đàn heo mà họ bắt một vài con giết mổ bán hết rồi mới bắt tiếp. Để tiêu thụ hết đàn heo thịt 16 con của gia đình, ông cũng đã tự giết mỗ bớt đàn heo rồi chia thịt lại có bà còn trong xóm với giá chỉ 30.000-40.000 đồng/kg. Ông Nhật cũng cho biết thêm: "Đã tiêu thụ hết đàn heo thịt nhưng vẫn chưa thoát khỏi cảnh chăn nuôi heo bị thua lỗ do còn 1 con heo giống bố mẹ và đàn heo con 5 con chưa bán được. Tôi rất mong giá heo sớm cải thiện trở lại".

Theo nhiều nông dân và tiểu thương kinh doanh thịt heo tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, hiện heo hơi loại 1 đã có giá khá thấp, nếu không được thu mua kịp thời, tới đây số lượng heo này quá lứa hoặc không được chăm sóc tốt, bị rớt xuống loại 2 và loại 3, nông dân càng khó bán được giá cao.

Để giá heo sớm khởi sắc

Nguồn cung heo hơi dư thừa quá nhiều so với nhu cầu tiêu thụ trong nước được cho là nguyên nhân làm giá heo hơi giảm mạnh. Để giá heo sớm khởi sắc trở lại, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, các cơ quan chức năng, nhất là chính quyền tại các địa phương cần có ngay các biện pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy thực hiện tốt các giải pháp được Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đưa ra thời gian qua, cũng như bổ sung, đề xuất kịp thời những cơ chế chính sách cần thiết. Qua đó, kích cầu được hết sức tiêu dùng trong nước và thúc đẩy được các đơn vị, doanh nghiệp và tiểu thương tăng cường hoạt động thu mua, chế biến, bảo quản và mở rộng xuất khẩu cả heo hơi, heo sữa và thịt heo đông lạnh để giúp tiêu thụ và tạm trữ kịp thời lượng heo tồn đọng trong dân. Đồng thời, hỗ trợ nông dân duy trì và tổ chức lại sản xuất phù hợp, tránh áp lực phải bán tháo đàn heo với giá rẻ cũng như phải tiếp tục chăn nuôi heo theo kiểu tự phát, bị động về đầu ra.

Thực tế cho thấy, nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi heo đã được Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, nhất là Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương nêu ra trong thời gian qua là rất phù hợp, nhưng việc triển khai vào thực tế tại nhiều địa phương dường như còn gặp nhiều vướng mắc. Ông Võ Văn Bé Hai, tiểu thương kinh doanh thịt heo tại chợ xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: "Hiện có rất nhiều hộ dân kêu bán heo và tiểu thương cũng rất muốn tăng cường thu mua heo để giúp bà con tiêu thụ, nhưng rất khó do thiếu vốn và không có điều kiện để trữ thịt heo. Trong khi, sức tiêu thụ thịt heo trên thị trường khá chậm, mỗi ngày tôi giết mổ có 2 con heo nhưng bán còn ế thịt, dù giá đã được giảm xuống ở mức rất thấp, với chỉ 30.000-40.000 đồng/kg với nhiều loại thịt như nạc, đùi và ba rọi. Muốn thu mua kịp thời lượng heo hơi tới lứa bán trong dân, Nhà nước cần có cơ chế chính sách về vốn để các doanh nghiệp lớn và siêu thị tăng thu mua chế biến và dự trữ thịt heo, chứ chỉ giảm giá bán lẻ thịt heo thôi là chưa đủ". Theo ông Trần Văn Hiền ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương xem xét giãn nợ cho người chăn nuôi heo, nhưng do thiếu vốn và không thể tiếp cận các nguồn vốn vay mới vì nợ cũ chưa trả hết, nhiều hộ dân đang tiếp tục phải đối mặt với áp lực bán tháo đàn heo với giá rẻ. Đặc biệt là trong tình hình gần đây nhiều đại lý, cửa hàng thức ăn chăn nuôi không còn cho người dân mua chịu nữa vì họ cũng gặp khó do không thu hồi được tiền nợ trong dân và phải lấy hàng từ các công ty bằng tiền mặt. Để cứu ngành chăn nuôi heo trong nước, rất cần phải có sự chung tay vào cuộc đồng bộ của các nhà sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, sự chỉ đạo kịp thời của ngành chức năng, hơn thế phải quy hoạch và có chiến lược lâu dài đối với ngành chăn nuôi nói chung và riêng đối với con heo thì mới tránh được cảnh người chăn nuôi thua lỗ nặng nề như thời gian qua…

Nguồn: http://www.baocantho.com.vn

 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Hôm nay52,056
  • Tháng hiện tại882,783
  • Tổng lượt truy cập92,056,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây