Học tập đạo đức HCM

Cao thủ săn mật ong chốn rừng thiêng

Thứ bảy - 14/07/2018 04:16
Tổ ong đóng trên ngọn cây cổ thụ cao hàng chục mét, đường kính vài người ôm mới xuể nhưng thợ bắt ong ở vùng miền núi Quảng Nam vẫn leo đến tận nơi. Họ mang đồ chuyên dụng bịt kín người săn mật ong mà không cần đến khói lửa, tránh cháy rừng xảy ra.

Hiểm nguy vẫn làm

Vào mùa ong làm mật, người Bh’noong, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam lên rừng hành nghề. Họ mang theo thức ăn, gùi, rựa và dụng cụ ở trong rừng nhiều ngày lấy mật. Tôi theo  một nhóm 3 người “mục sở thị” bắt ong mới thấy đây là nghề nguy hiểm. Chỉ sơ sẩy trong vài giây thì mạng sống khó giữ, tuy nhiên với họ đây là nghề cha truyền con nối đem lại thu nhập khá nên không thể từ bỏ.

11-10-20_nh_1
Những người thợ ong dùng cành cây rồi đóng đinh vào cây cổ thụ tạo nấc thang để trèo

Một ngày đầu mùa hè khi những đàn ong làm tổ cho nhiều mật, tôi theo chân thợ ong vào rừng. Từ trung tâm xã Phước Năng, anh Hồ Văn Phanh (41 tuổi) làm trưởng nhóm cùng 2 người khác vào rừng. Sau hơn 30 phút chạy xe máy theo con đường mòn, chúng tôi dừng xe cuốc bộ. Đoàn người băng rừng, vượt núi sau gần một giờ thì phía trước mặt là cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Ở đó toàn cây lớn có đường kính vài người ôm mới xuể nằm san sát, nhóm thợ ong tay cầm rựa đi đến đâu dọn đường để bước qua.

Bước chân của thợ ong đi chậm rãi để hướng đôi mắt lên ngọn cây quan sát. Hơn 30 phút tìm kiếm, nhóm của anh Phanh phát hiện 1 tổ ong trên cây. Bằng kinh nghiệm nhóm thợ ong đoán có khoảng 5 lít mật, cách mặt đất chừng 50 m nên dừng chân.

Thân cây khoảng 3 người ôm mới xuể, việc dùng tay không leo lên cây rất khó khăn nên buộc phải làm thang để tiếp cận. Ba người trong nhóm bắt đầu công việc của mình, mỗi thợ bắt ong tay cầm rựa chặt những cành cây vững chắc to bằng cổ chân. Họ phân thành từng khúc dài gần 1 m và cho vào túi mang bên hông.

Sau đó, thợ bắt ong lấy búa, đinh được mang theo từ nhà đi đóng vào thân cây. Ban đầu từ gốc rồi tiến lên dần đến gần tổ ong. Công việc này mất hơn một giờ.

Để lấy được mật, anh Phanh mang bộ áo quần chuyên dụng, lớp vải dày bịt kín toàn thân. Trên mặt, anh đeo một bộ mặt nạ, bao tay được mang vào. Một dây bảo hiểm được buộc chặt vào người và lần theo những nấc thang, anh Phanh trèo lên tiếp cận tổ ong.

11-10-20_nh_3
Anh Hồ Văn Phanh bắt một tổ ong trên cây cổ thụ cao hơn 50m

Khi buộc dây bảo hiểm vào cành cây xong, anh Phanh dùng tay xua đuổi đàn ong bay ra khỏi tổ. Anh dùng dao cắt từng tầng mật cho vào túi bóng mang theo sẵn, công việc này khoảng 20 phút. Hốt trọn tổ ong vào túi rồi buộc chặt, anh Phanh cho lên vai và theo những nấc thang đi xuống.

Tổ ong anh Phanh bắt khoảng được 5 lít mật, chúng được bảo quản trong túi bóng rồi cho vào gùi. “Mỗi lít bán từ 600 đến 800.000 đồng, ngày gặp may lấy được hơn chục lít, có ngày được vài lít. Nghề này cũng đòi hỏi may mắn thì cho thu nhập cao”, anh Phanh nói và cho biết khi nào lấy được vài chục lít thì mới về nhà. Sau đó dùng tay vắt và lấy vải để phân loại. Mật sẽ ra một chỗ, sáp ong ra một nơi.  

Luật trong giới săn mật ong

Với người Bh’noong, việc đi săn ong rừng cũng phải theo một nguyên tắc nhất định. Đó là khi một ai đó tìm được tổ ong mật mà chưa có nhiều mật hoặc chưa thể lấy mật ngay thì họ chỉ cần chặt một nhành cây rồi găm dưới gốc cây nơi đàn ong làm tổ. Tổ ong này được xem là có chủ, người đến sau có phát hiện cũng không được bắt.

“Đây là một nguyên tắc trong giới bắt ong ở đây ai cũng phải tuân theo”, anh Phanh tâm sự và nói thêm việc đánh dấu chủ quyền là một tập tục của Bh’noong, người nơi khác khi đến bắt ong cũng phải tuân thủ.

Tôi từng chứng kiến nhiều nơi người dân bắt ong mật, khi tiếp cận tổ họ dùng lửa, khói để xua đuổi đàn ong. Thế nhưng cách bắt của người Bh’noong khác hoàn toàn, họ dùng tay không bởi mang theo lửa vào rừng dễ dẫn đến cháy rừng.

11-10-20_nh_4
Tổ và mật ong đựng vào túi bóng

“Cách bắt dùng đồ chuyên dụng không dùng lửa sẽ bảo vệ được đàn ong tránh bị đốt cháy. Mình lấy mật đợt này, ong tiếp tục trở lại làm tổ, như vậy lần sau mình vào còn có cái để bắt", anh Phanh tâm sự.

Vào mùa lấy mật, không chỉ nhóm anh Phanh mà có nhiều nhóm khác hành nghề. Quá trình tìm và lấy mật ong cách thức đều giống nhau. Anh Hồ Văn Cháu (40 tuổi, ở xã Phước Năng), một thành viên khác trong nhóm kể về những vất vả và hiểm nguy luôn rình rập, chỉ cần một chút chủ quan, thiếu cẩn thận là có thể trả giá bằng tính mạng.

Theo anh Cháu, đã có không ít trường hợp do bất cẩn nên đã tử vong khi bị ong cắn và rơi từ trên ngọn cây cao xuống. “Bắt ong đòi hỏi người thợ phải có bản lĩnh và sự gan dạ. Nếu gặp trường hợp bị tổ ong dữ đốt phải hết sức bình tĩnh, chịu đau đớn để xử lý chứ nhất định không được buông tay. Chỉ cần sẩy chân là mất mạng giữa rừng sâu”, anh Cháu chia sẻ.

Anh Cháu từ nhỏ theo cha vào rừng, được người lớn chỉ dạy cho rất nhiều điều trong hành trình chinh phục những chú ong mật. Do đó khi leo cây anh rất cẩn thận từng công đoạn một.

11-10-20_nh_5
Khi đưa về nhà, thợ ong dùng tay vắt lấy mật

Tuy nhiên việc bị ong chích sưng mặt mày hay nhập viện cấp cứu là chuyện không phải hiếm. “Cách đây một tháng trước, anh Quyết - một thành viên trong nhóm không may bị ong đốt, lên cơn sốt. Chúng tôi phải thay nhau cõng anh ấy từ trong rừng già về bản để cấp cứu. Việc bị ong đốt mà không cứu chữa kịp thời rất nguy hiểm đến tính mạng”, anh Cháu nói.

Có lẽ, cái sợ nhất trong nghề lấy mật của nhóm thợ săn vẫn là chuyện gặp rắn độc trên cây. Bởi những cây to thường có dây leo, hay các loại cây sống kí sinh, đây là nơi trú ẩn của rắn, rết, kiến… Biết được việc này các thợ ong tìm cách để tránh chúng cắn.

“Nghề săn ong rừng tuy vất vả, nguy hiểm nhưng với chúng tôi - những người sinh sống ở miền núi rừng đó là cứu cánh. Những lít mật nguyên chất mang về bán để có tiền mua gạo, cho con ăn học nên đến mùa ong làm tổ chúng lại vào rừng mưu sinh”, anh Cháu bộc bạch.

Trời về chiều, những thợ ong chuẩn bị nơi ăn nghỉ. Họ chặt mấy cành cây giăng tấm bạt giữa rừng già làm nơi ở. Để chuẩn bị bữa cơm, nước lấy từ suối, xoong nồi, gạo, thức ăn mang theo. Họ nấu nướng và ăn tại đây. Các ngày sau công việc được lặp lại như thế.

11-10-20_nh_6
Một lít mật ong bán với giá 600 - 800.000 đồng
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập873
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại746,444
  • Tổng lượt truy cập93,124,108
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây