Học tập đạo đức HCM

45% sản lượng vải thiều Lục Ngạn được xuất ngoại

Thứ bảy - 14/07/2018 04:21
Vụ vải thiều Bắc Giang đã chính thức khép lại với một kết quả không thể viên mãn hơn.

Ông Đào Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, vụ vải thiều năm 2018 đã kết thúc và đạt được kết quả toàn diện, được mùa, được giá. Tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ năm 2018 đạt 215.800 tấn, giá bình quân đạt 16.000đ/kg, tổng doanh thu đạt 5.755 tỷ đồng. Như vậy so với năm 2017 tăng 124.300 tấn và tăng 448 tỷ đồng.

Tại thị trường nội địa, vải tươi được tiêu thụ khắp toàn quốc với tổng sản lượng đạt 118.700 tấn (chiếm 55% so với tổng sản lượng tiêu thụ). Những địa phương tiêu thụ với số lượng lớn, gồm: Các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng,  Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thông qua các thương nhân phân phối, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị (Coop.Mart, Big C, Happro …).

 45% san luong vai thieu luc ngan duoc xuat ngoai hinh anh 1

 

Cán bộ Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) kiểm tra vải thiều trước khi thông quan.   Ảnh: Trí Dũng

Cụ thể, tổng sản lượng Công ty TNHH TM và XNK Hùng Thảo đã cung ứng vào hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op là 460 tấn, HTX Hồng Xuân cung ứng vào hệ thống siêu thị Big C 3 tấn, thông qua hệ thống phân phối chợ đầu mối Thủ Đức TP.HCM là 20.600 tấn …

Về tình hình xuất khẩu, ông Cường cho biết, vải thiều đã được xuất khẩu sang trên 30 nước và vùng lãnh thổ cụ thể như: sang một số nước EU (Pháp, Đức, Hà Lan…), Trung Đông, Nga, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Australia, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc … Tổng sản lượng vải tươi xuất khẩu đạt 97.100 tấn (chiếm 45% so với tổng sản lượng tiêu thụ), tổng giá trị xuất khẩu ước đạt là 170,5 triệu USD. Trong đó: vải tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là 86.200 tấn (chiếm 88,7% sản lượng XK), vải tươi xuất sang thị trường khác là 1.200 tấn (chiếm 1,2% sản lượng XK); vải đã qua chế biến (vải khô, vải bóc cùi, long vải ...) xuất khẩu là 3.300 tấn (tương đương với khoảng 9.700 tấn vải tươi, chiếm 10,1% sản lượng XK).

Một số đơn vị xuất khẩu điển hình như:  Doanh nghiệp Hùng Thảo xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 5.600 tấn, Hợp tác xã Hồng Xuân phối hợp và cung ứng cho Doanh nghiệp Tránh Thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ 2 tấn, Công ty TNHH dịch vụ TM&XK VINASACO xuất sang Nhật Bản 6,5 tấn, Công ty cổ phần LOGISTCS NYV xuất 20 tấn vải cắt cuống sang Nga, Công ty cổ phần XNK thực phẩm Toàn Cầu xuất 480 tấn quả bóc cùi và đông lạnh sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, ...

 45% san luong vai thieu luc ngan duoc xuat ngoai hinh anh 2

Vải thiều Lục Ngạn bày bán tại Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang tổ chức ở Thủ đô Hà Nội. Ảnh: BBG.

Trong cả vụ thu hoạch vải thiều đã có trên 200 thương nhân là doanh nghiệp, thương nhân phân phối  người Trung Quốc sang phối hợp với doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam đặt điểm cân thu mua vải xuất hàng sang thị trường Trung Quốc; toàn tỉnh lúc cao điểm có trên 700 điểm cân, tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên …;

Dù sản lượng tăng đột biến nhưng vụ vải năm nay được mùa và được giá, giá vải lúc cao điểm đạt 35-40.000đ/kg, giá vải thiều xuất khẩu được thu mua với giá cao. Giá vải bình quân toàn vụ đạt 16.000đ/kg.

Giá bán thùng xốp, đá cây ổn định, với giá cả bình quân một số loại như: thùng xốp nhỏ từ 30-35.000đ/thùng, thùng xốp to từ 50-55.000đ/thùng, đá cây từ 30-40.000đ/cây,… Các dịch vụ hỗ trợ khác như ngân hàng, vận tải … hết sức thuận lợi.

Tình hình giao thông tương đối ổn định, không có hiện tượng tắc đường mà chỉ xảy ra hiện tượng lưu thông chậm tại một số điểm tập trung nhiều điểm cân dọc Quốc lộ 31 như: phố Kim, xã Phượng Sơn; Cầu Cát, xã Nghĩa Hồ; ngã ba kép xã Hồng Giang, phố Lim xã Giáp Sơn, ...; Các lực lượng chức năng như công an,đội trật tự giao thông xây dựng, ... được huy động và phối hợp đồng bộ, tập trung phân luồng giao thông đã giảm thiểu ùn tắc, giao thông cơ bản thuận lợi.

“Vải thiều chất lượng cao, mang thương hiệu Lục Ngạn được tiêu thụ thuận lợi, giá cao tại các hệ thông phân phối (siêu thị, trung tâm thương mại, của hàng tiện lợi), các chợ đầu mối..., giá bán ổn định, công tác sản xuất và tiêu thụ rất thuận lợi, người dân trồng vải có lãi”, ông Cường khẳng định.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm223
  • Hôm nay21,813
  • Tháng hiện tại214,906
  • Tổng lượt truy cập92,592,570
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây