Học tập đạo đức HCM

Cấp thiết bảo tồn nguồn gen bản địa trong chăn nuôi

Thứ hai - 31/10/2016 01:31
Hiện nay, nhiều mô hình sản xuất, nguồn con giống mới được phát hiện và đưa vào chăn nuôi. Song, rất nhiều nguồn gen vật nuôi bản địa bị mai một và biến mất; nhất là những loại vốn là vật nuôi đặc sản.

Dần mai một

Nguồn gen vật nuôi theo định nghĩa của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) có tên đầy đủ là “Nguồn gen vật nuôi phục vụ sản xuất thực phẩm và nông nghiệp(ANGR). Đây là các loài được dùng hoặc có thể dùng cho mục đích sản xuất thực phẩm và nông nghiệp và các quần thể (population) trong từng loài. Các quần thể khác nhau trong loài được xem là các giống (breeds). Trong chăn nuôi của Việt Nam có 3 vật nuôi có nguồn gen bản địa, đó là lợn, gà, trâu.

Nhóm lợn đen đa phần được nuôi thả rông. Là vật nuôi cơ bản và cung cấp thịt chính cho vùng miền núi, đặc biệt là cho dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, giống lợn này có nguy cơ bị biến mất do bị giết thịt quá nhiều và không có kế hoạch bảo tồn, phát triển. Điều này có thể thấy rõ như đàn lợn Vân Pa (Quảng Trị) hoặc lợn đen ở xã Hòa Hải (Hương Khê, Hà Tĩnh) mất đi nhanh chóng khi có đường cao tốc mở ra hoặc dân dưới xuôi đến làm kinh tế và nuôi lợn công nghiệp thay vì lợn bản địa của người dân tộc thiểu số từng nuôi. Hoặc chết do bệnh tật hoặc bị lai cấp tiến với các giống khác.

Lợn Móng Cái là giống khá nổi tiếng và từ Móng Cái rải khắp miền Bắc đến tận núi cao ở Mèo Vạc (Hà Giang) và Giang Tây (Quảng Nam). Giống lợn này được nghiên cứu nhiều và các nhà nhân giống Viện Chăn nuôi đã gây một số dòng cao sản… và có nhiều dự án phát triển giống này. Trước đây lợn này có nhiều cá thể đẻ trên 20 con/lứa; nhưng hiện chỉ đạt khoảng 10 - 13 con/lứa. Điều này trái ngược với thế giới khi mà họ đang muốn tăng số con đẻ mỗi lứa bởi việc cải thiện các tính trạng khác không còn mang lợi nhuận tối đa và hầu như đã tới “ngưỡng”.

giống địa phương - chăn nuôi

Thị trường đang rất hiếm các giống heo thuần Việt, cho năng suất cao     Ảnh: Xuân Trường

 

Bắc Kạn nằm trong vùng 15 tỉnh miền núi và trung du phía Bắc là khu vực có đa dạng giống vật nuôi bản địa phong phú nhất. Việc khai thác nhiều lúc, nhiều nơi mang tính tự phát thiếu điều tiết đã mang lại một số bất cập. Phương thức chăn nuôi vẫn mang nặng tính truyền thống “thủ công”, “sản xuất nhỏ”, không đủ sức để cạnh tranh trên thương trường. Trong khi, tỉnh chưa có hệ thống chọn lọc nhân giống, quản lý giống để phát huy tiềm năng di truyền về năng suất, sản lượng và chất lượng giống. Nhiều giống loài có nguy cơ cao về đồng huyết, dẫn đến thoái hóa do phương pháp nhân giống truyền thống.

 

Lập ngân hàng gen bảo tồn

Ông Vũ Công Quý, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hải Phòng cho biết, số giống vật nuôi quý hiện có trên địa bàn thành phố không nhiều, có thể kể tới gà Liên Minh, dê núi Cát Bà (huyện Cát Hải), ngan Sen (huyện Kiến Thụy). Số lượng vật nuôi quý được bảo tồn, phát triển cũng rất ít. Trong khi, việc du nhập nhiều giống vật nuôi mới có năng suất cao và tình hình dịch bệnh phát triển làm tăng nguy cơ tuyệt chủng các giống vật nuôi quý. Vì thế, một số hoạt động bảo tồn đã được triển khai trong những năm gần đây. Năm 2010, UBND xã Trân Châu phối hợp với Viện Chăn nuôi thực hiện dự án bảo tồn gà Liên Minh theo phương pháp bảo tồn tại chỗ. Từ năm 2012 - 2016, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hải Phòng triển khai dự án khai thác, phát triển nguồn gen gà Liên Minh với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng.

TS Võ Văn Sự, Chi hội Động vật hoang dã (Hội Chăn nuôi Việt Nam) cho biết, ở cấp quốc gia, chưa hình thành một bộ máy - ít nhất là để điều phối công tác bảo tồn nguồn gen vật nuôi từ trung ương tới địa phương. Và cho đến nay ở nước ta chính thức chưa đưa ra một bộ tiêu chí chuẩn để đặc tả nguồn gen vật nuôi.

Đề án bảo tồn nguồn giống vật nuôi Việt Nam do Viện Chăn nuôi chủ trì thực hiện từ năm 1990 đến nay cũng chỉ chi cho việc bảo tồn một cơ số rất nhỏ - gia súc: đực 3 - 10 con, cái < 50 con; gia cầm trống 20 con và mái 100 - 200 con. Đương nhiên cơ số bảo tồn đó đều nằm ở mức báo động rất nguy hiểm. Còn tại Trung tâm Thử nghiệm và Bảo tồn vật nuôi (Viện Chăn nuôi) hiện đang bảo tồn chuyển chỗ 15 giống gà và 3 giống lợn và bò H’Mông. Bảo tồn tinh phôi của nguồn vật liệu di truyền có nguy cơ bị mất và hiếm được áp dụng.

Sau năm 2010, ngoài những nhiệm vụ bảo tồn thì các nhiệm vụ về khai thác và phát triển nguồn gen, về ứng dụng công nghệ sinh học trong đánh giá di truyền nguồn gen đã được triển khai, làm cho các hoạt động quỹ gen ngày càng đóng góp thiết thực cho các hoạt động nghiên cứu triển khai trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen với mục tiêu ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn gen sinh vật để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng - an ninh. Đặc biệt là các đối tượng nguồn gen bản địa, quý, hiếm, đặc hữu có giá trị kinh tế và giá trị khoa học cao; hình thành được mạng lưới nguồn gen quốc gia với các tổ chức đầu mối chuyên ngành (thực vật, động vật, thủy sản, dược liệu và vi sinh vật) đủ mạnh, có sự phân công trách nhiệm và liên kết chặt chẽ; tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực cho các tổ chức trong Mạng lưới quỹ gen và tạo lập được cơ sở dữ liệu nguồn gen quốc gia phục vụ công tác bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn gen.

>> Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi: Nếu không thực hiện việc thành lập ngân hàng gen, các giống bản địa sẽ bị mai một, thậm chí bị mất hết do quá trình lai tạo, giao phối cận huyết diễn ra. Tuy nhiên, vấn đề là thành lập xong ngân hàng gen rồi chúng ta phải sử dụng như thế nào, bởi nếu chỉ bảo tồn mà không sử dụng thì không có ý nghĩa gì, vì thực tế có những giống bây giờ chỉ còn con đực, không còn con cái...


Nguồn: nguoichannuoi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập295
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm293
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,912
  • Tổng lượt truy cập92,049,641
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây